Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao lại kiêng dùng mực đỏ để viết tên người

Khác với các nước phương Tây coi màu đen là chết chóc, nhiều nước châu Á quan niệm màu đỏ mới là đại diện của điều này. Vậy nên việc viết tên người bằng bút đỏ là một điều rất kiêng kị.

Khi còn bé, chúng ta không hiểu chuyện, vô tình cầm bút đỏ viết chữ thì luôn bị người lớn ngăn cản, đặc biệt nếu dùng bút đỏ ghi tên người thì sẽ bị mắng ngay lập tức. Vì thế trẻ em dần dần đã hình thành thói quen không dùng bút đỏ, nhưng nguyên nhân tại sao thì rất ít người hiểu rõ…

Nguyên nhân là vào thời cổ đại, đối với việc phán tội chết cho một người, người ta sẽ dùng máu gà để ghi tên của họ, sau này mới chuyển sang dùng bút. Vì thế chỉ có nha môn khi ghi chép tên của phạm nhân mới có thể dùng bút đỏ.

Dân gian Trung Quốc còn lưu truyền rằng, Diêm Vương thường dùng bút chu sa (đỏ thắm) để gạch tên trong sổ sinh tử, khi bút chu sa gạnh vào tên ai thì người ấy sẽ phải chết. Vì thế, tên người nào được viết bằng bút đỏ thì sẽ bị liên tưởng rằng đã chết hoặc là phạm nhân sắp bị hành hình.

Cho nên bút đỏ trên thực tế rất ít được sử dụng, ngoại trừ những công việc liên quan đến sửa chữa, kế toán. Đặc biệt khi viết tên người, dùng bút đỏ chính là việc tối kỵ.

Ngoại trừ những nguyên nhân trên, còn có cách nói khác, chính là trong quá khứ Hoàng đế phê duyệt những tấu chương gấp, chỉ dùng bút chu sa, quân thần nhìn là sẽ hiểu ngay. Vì vậy ngoại trừ Hoàng đế ra, những người khác bị nghiêm cấm dùng bút đỏ phê chỉ thị.

Viết tên người khác bằng bút mực đỏ cũng là điều cấm kỵ, cũng bởi cho rằng màu mực đỏ là nhắc nhở đã đến lúc một người sắp hết thời gian sống. (Ảnh: Quora)

Cũng có người nói, viết thơ không thể dùng bút màu đỏ, bởi vì màu đỏ tượng trưng cho đoạn giao, nếu như dùng màu đỏ ghi tên người khác, cũng có ý tứ rằng người đó đã bị chết, đoạn ly sinh tử. Vì thế màu đỏ đôi lúc cũng là điềm xấu, mang ý nghĩa chết chóc và tang thương.

Trong văn hoá Nhật Bản, viết tên người khác bằng bút mực đỏ là điều cấm kị, họ cho rằng màu mực đỏ là nhắc nhở đã đến lúc một người sắp hết thời gian sống. Và không chỉ với người, quan niệm này áp dụng cho cả các nhóm, tổ chức, chẳng hạn các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản nếu trong tình trạng sắp sửa phá sản thì tên chủ doanh nghiệp hay tên công ty cũng có thể bị viết bằng mực đỏ.

Còn ở Hàn Quốc, khi ai đó qua đời, tên của họ thường được gia đình biên bằng mực đỏ với niềm tin làm như vậy sẽ xua đuổi được tà ma; với người đang sống, việc ghi tên bằng mực đỏ sẽ đảo ngược tác dụng này. Do vậy, người ta luôn tránh dùng mực đỏ ghi tên người, chỉ trừ trường hợp dùng mộc hay con dấu để tránh bị coi là nguyền rủa người khác.

Đây là điều cấm kỵ trong dân gian, có người tin có người không tin. Tuy nhiên, người xưa có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, do đó, tốt nhất chúng ta không nên tùy ý dùng bút đỏ để viết tên người khác.

Theo: Tinhhoa

Cuộc sống ở Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1904

Tắm ngựa ở rạch Tàu Hủ, đám tang trên đại lộ Charner, nhà thờ Huyện Sĩ khi đang xây dựng… là loạt ảnh tư liệu đặc sắc về Sài Gòn...

Bảng đối chiếu tên đường phố Sài Gòn thời Pháp thuộc, VNCH và hiện tại

Sau năm 1975, khoảng gần 1/3 tên đường của Sài Gòn cũ đã được thay đổi… Stt Thời thuộc Pháp  Thời VNCH Hiện tại 1. Boulevard Bonard Lê Lợi Lê...

Lòng người như nước là cốt lõi của thành công

Trước kia có một vị thương nhân trẻ tuổi, vì bị người hợp tác bán đứng mà cả tiền của đều mất hết. Anh ta quá thống khổ nên muốn nhảy xuống hồ...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 17

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Tam giới trong Phật giáo là gì?

Tam giới (ba cõi – tiếng Phạn: Triloka) nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng...

Đi đường gặp đám tang nên như thế nào?

Hồi mới tiếp quản thủ đô (1954) chúng tôi đã chứng kiến nhiều đám tang rất nghiêm túc, trật tự. Mọi người đi đường đều tự giác tuân thủ kỷ...

Âu Lạc và Giao Chỉ – một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

Văn tự Hoa Hạ được xem xét hệ thống từ văn giáp cốt (khắc chữ trên xương) đời Ân Thương. Trước đó, trên gốm màu thời đại đá mới Ngưỡng...

Thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt cùng với các ngành nghề nguyên thủy

Thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt xuất hiện góp phần tạo ra sự đột phát về năng suất lao động, đưa loài người đến gần hơn ngưỡng cửa...

Thẻ bài trong hoàng cung nhà Nguyễn

Có thể coi thẻ bài trong hoàng cung nhà Nguyễn là một hình thức quản lý nhân sự tương tự thẻ nhân viên thời hiện đại. Điều khác biệt lớn...

Việt Nam thời thuộc địa qua loạt ảnh hiếm

Kinh thành Huế trầm mặc, ga tàu hỏa ở Mỹ Tho, khung cảnh kỳ vĩ ở Hòn Gai… là loạt ảnh về Việt Nam thời thuộc địa được in trong...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Đại lễ phục triều đình An Nam – Grande tenue de la cour d’Annam (1902)

Đây là bộ tranh vẽ thuốc nước và bột màu trên giấy, mô tả Phẩm phục sử dụng trong triều đình Huế – Việt Nam, được ghi là của Nguyễn...

Exit mobile version