Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao lại kiêng dùng mực đỏ để viết tên người

Khác với các nước phương Tây coi màu đen là chết chóc, nhiều nước châu Á quan niệm màu đỏ mới là đại diện của điều này. Vậy nên việc viết tên người bằng bút đỏ là một điều rất kiêng kị.

Khi còn bé, chúng ta không hiểu chuyện, vô tình cầm bút đỏ viết chữ thì luôn bị người lớn ngăn cản, đặc biệt nếu dùng bút đỏ ghi tên người thì sẽ bị mắng ngay lập tức. Vì thế trẻ em dần dần đã hình thành thói quen không dùng bút đỏ, nhưng nguyên nhân tại sao thì rất ít người hiểu rõ…

Nguyên nhân là vào thời cổ đại, đối với việc phán tội chết cho một người, người ta sẽ dùng máu gà để ghi tên của họ, sau này mới chuyển sang dùng bút. Vì thế chỉ có nha môn khi ghi chép tên của phạm nhân mới có thể dùng bút đỏ.

Dân gian Trung Quốc còn lưu truyền rằng, Diêm Vương thường dùng bút chu sa (đỏ thắm) để gạch tên trong sổ sinh tử, khi bút chu sa gạnh vào tên ai thì người ấy sẽ phải chết. Vì thế, tên người nào được viết bằng bút đỏ thì sẽ bị liên tưởng rằng đã chết hoặc là phạm nhân sắp bị hành hình.

Cho nên bút đỏ trên thực tế rất ít được sử dụng, ngoại trừ những công việc liên quan đến sửa chữa, kế toán. Đặc biệt khi viết tên người, dùng bút đỏ chính là việc tối kỵ.

Ngoại trừ những nguyên nhân trên, còn có cách nói khác, chính là trong quá khứ Hoàng đế phê duyệt những tấu chương gấp, chỉ dùng bút chu sa, quân thần nhìn là sẽ hiểu ngay. Vì vậy ngoại trừ Hoàng đế ra, những người khác bị nghiêm cấm dùng bút đỏ phê chỉ thị.

Viết tên người khác bằng bút mực đỏ cũng là điều cấm kỵ, cũng bởi cho rằng màu mực đỏ là nhắc nhở đã đến lúc một người sắp hết thời gian sống. (Ảnh: Quora)

Cũng có người nói, viết thơ không thể dùng bút màu đỏ, bởi vì màu đỏ tượng trưng cho đoạn giao, nếu như dùng màu đỏ ghi tên người khác, cũng có ý tứ rằng người đó đã bị chết, đoạn ly sinh tử. Vì thế màu đỏ đôi lúc cũng là điềm xấu, mang ý nghĩa chết chóc và tang thương.

Trong văn hoá Nhật Bản, viết tên người khác bằng bút mực đỏ là điều cấm kị, họ cho rằng màu mực đỏ là nhắc nhở đã đến lúc một người sắp hết thời gian sống. Và không chỉ với người, quan niệm này áp dụng cho cả các nhóm, tổ chức, chẳng hạn các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản nếu trong tình trạng sắp sửa phá sản thì tên chủ doanh nghiệp hay tên công ty cũng có thể bị viết bằng mực đỏ.

Còn ở Hàn Quốc, khi ai đó qua đời, tên của họ thường được gia đình biên bằng mực đỏ với niềm tin làm như vậy sẽ xua đuổi được tà ma; với người đang sống, việc ghi tên bằng mực đỏ sẽ đảo ngược tác dụng này. Do vậy, người ta luôn tránh dùng mực đỏ ghi tên người, chỉ trừ trường hợp dùng mộc hay con dấu để tránh bị coi là nguyền rủa người khác.

Đây là điều cấm kỵ trong dân gian, có người tin có người không tin. Tuy nhiên, người xưa có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, do đó, tốt nhất chúng ta không nên tùy ý dùng bút đỏ để viết tên người khác.

Theo: Tinhhoa

Xà bông Cô Ba đánh bay hàng ngoại

Ngày nay, nhìn hộp xà bông Cô Ba trơ trọi trong vài siêu thị giữa bối cảnh thị trường chất tẩy rửa bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính gần...

Ảnh thú vị về Việt Nam những năm 1990 của Michel Troncy

Cuốc xích lô ở Hà Nội, nữ sinh áo dài Sài Gòn, thuyền mành ở vịnh Hạ Long… là những lát cắt cuộc sống ở Việt Nam thập niên 1990...

Đời người luôn Có: 2 việc không thể đợi, 2 thứ không thể sợ, 2 điều không thể lựa chọn

Nhân gian vô thường, thế sự khó lường, vật đổi sao dời, con người cũng chỉ đang mò mẫm trong cõi nhân sinh. Đời người ngắn chẳng tày gang, vậy...

Ký ức về Ngô Đình Lệ Thủy – Hồng nhan yểu mệnh

Ngô Đình Lệ Thủy người con gái của ông Ngô Đình Nhu và số phận “hồng nhan yểu mệnh” 1.Niên khóa 1962-63 Tôi học năm cuối của chương trình Cử...

Về một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó...

Đồn điền Michelin ở Việt Nam thời thuộc địa

Đồn điền Michelin là tên thường gọi của hệ thống đồn điền do Công ty cao su Michelin sáng lập, có quy mô lớn bậc nhất ở Việt Nam thời...

Vì sao gọi bệnh viện là nhà thương?

Dân miền SAIGON chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay...

Chợ sách cũ

Chốn vắng thực tại Tôi sống trong quận 15 hai thập niên, nơi công viên Georges-Brassens có một chợ lồng mà lúc xưa gọi Chợ Ðồ Tể vì là nơi...

Về danh xưng Faifo – Hội An

Tìm hiểu cội nguồn của danh xưng Faifo – Hội An được bắt đầu từ rất lâu và đây là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa...

Nước Đại Việt thời Trần đã ‘thoát Trung’ như thế nào?

Các chính sách, việc làm tích cực của vua tôi nhà Trần giúp cho nước Đại Việt thịnh đạt một thời gian dài khoảng 50 năm sau cuộc kháng Nguyên....

Lòng “cúc cung tận tụy” của Tô Hiến Thành

Gia Cát Lượng, quân sư nước thục thời Hậu Hán, không chỉ nổi tiếng ở tài năng mà còn ở tấm lòng trung trinh phò tá nhà Thục “cúc cung...

Ngâm đủ thứ rượu – Trào lưu mù quáng và bệnh hoạn

Các gia đình Việt thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Do kiến thức hạn...

Exit mobile version