Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao người Pháp phải xây 1 Paris “giả như thật” vào cuối Thế chiến I

Có vẻ như một Kinh đô Ánh sáng là không đủ với nước Pháp khi Paris gần như đã có thêm một người anh em sinh đôi trong những tháng cuối Thế chiến I.

Pháp đã từng xây một Paris giả có cả Cung điện Champs Elysee (phiên bản gốc bên trái) và nhà ga Gare du Nord (bên phải)

Các nhà chiến lược quân sự Wily mệt mỏi với các cuộc thả bom của quân địch trên quê hương xinh đẹp của mình, và quyết định cách tốt nhất để giữ thủ đô hơn 2.000 năm tuổi an toàn là tạo ra một thành phố sinh đôi thay thế.

Họ cho rằng, kế hoạch này không có ý nghĩa gì với các vũ khí hiện đại nhưng lại hoàn toàn có thể lừa được những phi công đầu thế kỷ 20. Thời đó, rada còn quá kém và các phi công phải sử dụng mắt thường để ném bom và chiến đấu. Do vậy, họ sẽ ném bom vào bất cứ mục tiêu nào mà họ phát hiện ra bằng mắt thường rồi nhanh chóng quay trở lại căn cứ.

Có vài địa điểm được đề xuất và cuối cùng thành phố giả này được xây dựng tại khu rừng ngoại ô thành phố Maisons Laffitte, cách trung tâm Paris khoảng 24km và nằm nép mình bên dòng sông Seine, giống như khu ở Paris. Những ngày đó, Maisons Laffitte là nơi ở ẩn hạng sang rõ rệt, nơi ẩn náu tư sản bình yên cho các ngân hàng và các luật sư với quần áo đắt tiền và đặt tên cho trẻ em một cách bất thường.

Kế hoạch về Paris Mark Deux đầy tham vọng có tổng cộng 3 khu vực riêng biệt. Khu A ở phía Đông Bắc Paris sẽ được thiết kế để giống như các vùng ngoại ô lớn của Saint Denis và Aubervilliers, thậm chí có cả bản sao của Gare de l’Est và Gare Du Nord – một trong 6 nhà ga lớn của Paris.

Khu B ở phía Bắc tại Maisons Laffitte, nó chính là Faux Paris, một mạng lưới bản sao các tòa nhà và địa danh gồm tất cả mọi thứ từ Champ de Mars đến Cung điện Champs Élysées, Trocadéro và đường sắt vòng quanh thành phố Chemin de fer de Petite Ceinture.

Cuối cùng là khu C sẽ được xây dựng ở phía Đông, bắt chước theo một khu vực hoàn toàn hư cấu – khu công nghiệp rộng lớn gồm một loạt nhà máy khổng lồ nhưng rỗng tuếch.

Ý tưởng về một thành phố được làm bằng gỗ và vải chỉ cách Paris vài chục km có vẻ hơi xa vời. Tuy nhiên, khi chiến tranh tiến bộ và công nghệ chống máy bay của Pháp được cải thiện, các khí cầu ném bom ban ngày trở nên gặp quá nhiều rủi ro buộc phải chuyển sang tấn công ban đêm. Từ đó, kế hoạch thành phố Paris giả mới bắt đầu hợp lý hơn.

Các phi công Pháp cho biết, khi bay đêm họ có xu hướng tìm một số đặc điểm phong cảnh quen thuộc bên dưới khi cố gắng xác định vị trí thành phố. Theo nghiên cứu, đường sắt, hồ, sông, đường bộ và rừng là những thứ dễ nhận biết nhất. Với thông tin này, người đứng đầu dự án bản sao Paris, Fernand Jacopozzi đã cùng đội ngũ kỹ sư giỏi thiết kế lại quang cảnh khiến phi công Đức gặp khó khăn trong việc xác định mục tiêu trước khi nhắm bắn. Việc xây dựng bản sao của Paris đã bắt đầu nghiêm túc tại Villepinte về phía Đông Bắc, nơi mô hình của Gare de l’Est dần dần hình thành.

Không có chi tiết nào bị bỏ qua: Mạng lưới đèn ngổn ngang, phức tạp được sắp xếp khéo léo tạo ra những con đường và đường sắt ấn tượng, cũng như những chiếc đèn bão kết hợp với nhau trên những bệ di chuyển khéo léo được thiết kế để mô phỏng xe lửa hơi nước lớn đang chuyển động. Nhà kho trống bao la giả dạng như nhà máy với sơn trong suốt để tạo ra những mái nhà kính bẩn đặc trưng của các tòa nhà công nghiệp…

Cuối cùng chỉ một phần nhỏ của khu A hoàn thành trước khi Đức tiến hành cuộc không kích cuối cùng vào Paris vào tháng 9/1918 và hiệp ước đình chiến được ký kết tại Compiègne 2 tháng sau đó. Các nhà máy mô hình và mạng lưới đường sắt tại Villepinte đã được tháo dỡ ngay sau khi chấm dứt chiến sự, do đó, vào đầu những năm 1920 dự án này hầu như không còn lại dấu vết gì.

Gần một thế kỷ sau khi Thế Chiến I bắt đầu, có rất ít người biết tới dự án lạ thường của quân đội Pháp“, nhà báo Benjamin Ferran của tờ Figaro cho biết

Mặc dù ý tưởng này không còn lại gì ngoài các bản vẽ nhưng các mẫu thiết kế của Fernand Jacopozzi đã trở thành cảm hứng cho đề án đầy tham vọng tương tự tại Mỹ trong Thế chiến II. Jacopozzi đã trở thành một trong những cha đẻ của bảng quảng cáo chiếu sáng hiện đại, có lẽ dự án đáng nhớ nhất của ông là logo “Citroen” nổi tiếng đã đem ánh sáng đến cho tháp Eiffel ảm đạm trước đây.

Xứ Đông Dương năm 1944 qua sách ảnh của Mỹ

Bãi biển Đồ Sơn nhìn từ máy bay, chùa Wat Xieng Thong ở Lào, các vũ công biểu diễn ở đền Angkor của Campuchia… là loạt ảnh quý về xứ...

Chuyện ‘cười ra nước mắt’ thời tem phiếu

Nhiều năm, các kho lương thực Hà Nội cạn kiệt, dòng người xếp hàng kín các cửa hàng mậu dịch. Gạo mốc trộn bo bo là điều không hiếm trong...

Chuyện kể về Hồ Xuân Hương – Đà Lạt

Hồ nước lớn ở trung tâm thành phố Đà Lạt không phải là một hồ nước tự nhiên, mà là một hồ nhân tạo. 1. Nguồn gốc của Hồ Xuân...

Con trâu và người dân quê Việt Nam

"Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ..." (Quốc văn giáo khoa thư) Với trẻ em thôn quê, có con vật nào gần gũi, thân thiết...

Tại sao Ông Táo lại không mặc quần

Truyền thuyết kể lại rằng ông Táo ở truồng không mặc quần. Ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn:...

Bác Sĩ Alexandre Yersin – Người Có Công Với Việt Nam

Tháng Tám năm 2000, đi viếng thăm Viện Bảo Tàng A. Yersin, lúc ký tên vào sổ vàng, chúng tôi liếc qua những lời ghi chú của các quan khách,...

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Hình ảnh hiếm có về CHDCND Triều Tiên thập niên 1980

Từ năm 1979 – 1987, nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã đi khắp các quốc gia châu Á và dùng ống kính của mình ghi lại cuộc...

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên

Ghé chơi Hà Tiên, du khách ngạc nhiên thích thú nếu tình cờ nghe dân địa phương kể về kho báu mà dòng họ Mạc từng cất giấu nơi đây...

Những công dụng thần kỳ của Coca mà bạn chưa chắc là đã biết

Coca Cola vốn là loại nước giải khát được yêu thích nhất nhì thế giới. Từ già tới trẻ, từ mẹ bỉm sữa tới thanh niên F.A, ai cũng mê...

Tâm trạng hoài hương trong Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy

Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội(Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)… thì Thuyền viễn...

Phạm Ngũ Lão – Tướng quân đan sọt

Những thứ tước được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của thoảng như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc...

Exit mobile version