Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao theo đuổi thứ bạn đam mê lại cực kỳ khó?

Chọn công việc mà bạn yêu thích và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào nữa.”

Tôi không chắc ai là người đã nói câu này. Giống như tất cả các câu nói truyền cảm hứng khác, chúng ta thường không nắm rõ được nguồn gốc của nó. Câu nói trên được cho là của Khổng Tử – nhưng cũng có thể không chính xác. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, nó thực sự là một câu nói sáo rỗng tệ hại nhất mà tôi từng biết đến và nó sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng đau khổ. Thật trớ trêu, nó dường như khá phổ biến và được trích dẫn nhiều lần trong các chủ đề về “những lựa chọn cuộc đời”.

Câu trích dẫn trên có đề cập tới một ý đó là nếu sự nghiệp bạn chọn là thứ mà bạn thực sự đam mê thì việc dành thời gian để làm nó mỗi ngày không hề khó khăn. Thậm chí, nó còn được ví như chẳng hề giống công việc nữa. Bạn sẽ thức dậy mỗi ngày và chỉ muốn lao ngay vào công việc, làm càng nhiều càng tốt mà không hề cảm thấy áp lực.

Theo như câu nói trên, nếu bạn thích thiết kế đồ họa và bạn quyết định tự mở xưởng thiết kế đồ họa cho riêng mình, bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc vì được làm những gì mà bạn yêu thích. Rõ ràng, đây chỉ là bề nổi của câu trích dẫn ý nghĩa này mà thôi. Nó là một lời khuyên đúng đắn khi ai đó hỏi bạn làm thế nào để có thể luôn vui vẻ và hạnh phúc trong công việc.

Tuy nhiên, nó cũng thật ngớ ngẩn. Nó ngớ ngẩn là bởi nó không thể giải quyết được thực tế bất kể bạn đang làm gì và bất kể bạn có thích làm nó đến mức như thế nào thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ ghét và muốn từ bỏ. Sớm muộn, công việc yêu thích sẽ trở nên khó khăn, sẽ rất áp lực và bản thân bạn sẽ cảm thấy sợ hãi. Mọi thứ có thể diễn ra không theo ý bạn, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn sai lầm hoặc cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Có thể vì một lý do chính đáng nào đó hoặc có thể không.

Thậm chí ngay cả khi bạn làm theo “tiếng gọi” của bản thân thì cũng chẳng có thứ gì khiến bạn cảm thấy hạnh phúc mãi mãi. Và rồi đến một thời điểm hoặc một vị trí nào đó bạn sẽ không muốn tiếp tục nữa.

Bởi công việc luôn đầy rẫy những khó khăn, áp lực. Và sau đó lại trở nên tốt hơn. Đó là chu kỳ sự nghiệp của tất cả mọi người, kể cả những tỷ phú giàu có nhất hay dở nhất trên hành tinh trái đất này. Không phải lúc nào bạn cũng yêu thích công việc của mình và không phải lúc nào bạn cũng muốn làm nó. Nếu công việc của bạn là thứ bạn đam mê, sau cùng bạn có thể đánh mất đam mê và cảm thấy chẳng hề có chút hứng thú nào nữa.

Làm thứ bạn đam mê vô cùng khó!

Tôi đã nghĩ rằng lúc nào tôi cũng đam mê âm nhạc. Luôn như vậy.

Thế nhưng bạn có biết điều gì khiến tôi ghét âm nhạc không? Đó chính là những lúc ghi âm. Những hợp đồng biểu diễn tới tận khuya. Con đường về nhà dài dằng dặc. Khán giả chẳng muốn nghe tôi hát. Tôi không biết cách chọn nhạc sao cho phù hợp với từng bản ghi âm. Bất cứ do một nguyên nhân nào trong số chúng hoặc tất cả.

Tôi đã nghĩ lúc nào tôi cũng đam mê kinh doanh và khởi nghiệp. Luôn như vậy.

Thế nhưng bạn có biết điều gì khiến tôi cảm thấy vô cùng ghét chúng không, thậm chí có lần tôi đã muốn từ bỏ? Khách hàng không thanh toán. Không bán được sản phẩm. Mọi người chỉ trích tôi vì những lý do không chính đáng. Nhiều người không trả lời các cuộc gọi, đọc email hay chẳng muốn hợp tác với tôi.

Tôi đã nghĩ lúc nào tôi cũng thích viết blog. Luôn như vậy.

Thế nhưng bạn có biết điều gì khiến tôi ghét nó không, thậm chí liên tục ghét? Phải viết vào cả những ngày nghỉ. Không thể đi ngủ bởi vì vẫn chưa viết xong một bài. Lo lắng sẽ cạn ý tưởng để viết. Khủng khoảng vì những bài viết của mình vẫn chưa đủ hấp dẫn và xóa toàn bộ những gì đã viết.

Ba công việc kể trên đều là đam mê của bản thân tôi. Đặc biệt là âm nhạc. Gần như lúc nào tôi cũng yêu những công việc đó nhưng có lúc tôi thực sự ghét chúng. Có nhiều khi mọi thứ chất đống lên và tất cả điều mà tôi muốn làm lúc đó là từ bỏ. Dường như chẳng có lý do gì để tôi tiếp tục. Tôi nhận ra điều này xảy ra định kỳ. Tôi thực sự không biết nó sẽ đến khi nào và làm thế nào để nó không xảy ra. Lần nào cũng y chang như vậy.

Khi bắt đầu ghét những thứ tôi làm, tôi biết bản thân có một sự lựa chọn. Hoặc là từ bỏ, hoặc là tiếp tục. Thực sự chỉ đơn giản như vậy. Lựa chọn A hay lựa chọn B? Lựa chọn đầu tiên dễ dàng hơn nhưng theo kinh nghiệm bản thân, tôi đã nằm dài trên ghế đi-văng của mẹ, xem Scrubs và ăn Pop Tart. Lựa chọn thứ 2 khó hơn nhiều bởi nó kéo theo sự thất bại ê chề, nhưng lại là cách duy nhất để tôi vượt qua mà không hề ghét bản thân mình.

Làm thứ bạn đam mê vô cùng khó. Đó là điều chẳng ai muốn nghe cả. Nhưng tin tốt là luôn có sự ngắt quãng và rồi mọi thứ có thể tốt đẹp hơn trước. Bất kể khởi đầu bạn có ghét những gì mình làm như thế nào đi nữa, bạn cũng sẽ lấy lại được đam mê của bản thân. Đôi khi, có thể bạn chỉ cần nghỉ phép vài ngày, thay đổi về lối sống hoặc nghỉ một tuần không làm gì cả. Bạn thực sự phải hỏi chính bản thân mình khía cạnh nào của dự án, sự nghiệp hoặc công việc kinh doanh khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống và tìm cách thoát ra khỏi chúng.

Bạn có thể chấm dứt hợp đồng với khách hàng khó tính đó hay không? Bạn có thể cắt giảm thời gian ngồi làm việc ở văn phòng? Bạn có thể thay đổi cách bạn “quảng bá” bản thân? Bạn có thể thuê một người khác làm phần việc mà bạn cảm thấy phát ngán?

Làm thứ mà bạn đam mê sẽ rất khó. Tôi đã nói như vậy? Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên từ bỏ. Nó chỉ muốn nói là bạn phải quyết đoán, mạnh mẽ, sẵn sàng đón nhận, dành tình yêu cho nó nhiều hơn, dồn sức thật nhiều để làm và đối mặt với thực tế.

Miễn sao bạn nhận ra bạn không trốn tránh áp lực, thời gian khó khăn, thử thách khắc nghiệt thì có thể đó là điều đáng giá để theo đuổi đam mê của bạn. Rồi một ngày nào đó, bạn sẽ không cảm thấy hối hận vì đã bắt đầu kinh doanh, viết blog hay dành nhiều công sức cho âm nhạc. Tôi không cảm thấy hối hận khi làm điều đó. Nhưng bản thân cũng có cái nhìn thực tế hơn. Tôi không mong tỉnh dậy mỗi sáng đều cảm thấy thế giới của tôi thật đẹp làm sao hay tôi có thể làm mọi thứ mà mình muốn rồi cảm thấy hạnh phúc.

Nhưng tôi cũng thường thức dậy với cảm giác đó. Thế nên, bạn cũng sẽ như vậy. Hãy cam đảm lên nhé!

Tác giả: Jon Westenberg

Ai là tác giả sách Dã sử bổ di?

Sách Dã sử bổ di không ghi tên tác giả và năm soạn. Nguyên bản bằng chữ Hán, được Nguyễn Huy Thức dịch sang tiếng Việt (1). Sách được đánh...

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

Lăng Ông Bà Chiểu trong tâm linh người Hoa

Ngày Tết, ngày Xuân, Lăng Ông Bà Chiểu rất đông người viếng. Có người Nam Kỳ, Bắc Kỳ và cả người Tàu (bà xẩm) đi viếng, cúng tế thành tâm...

Nguồn gốc của những cây đèn đồng Đông Sơn

Đầu thế kỷ trước, nhà khảo cổ học Thụy Điển O.Janse phát hiện ra cây đèn đồng hình người ở Thanh Hóa vào năm 1935, rồi sau đó 24 năm,...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 19/25 – Nghi vấn về tiếng roi

Hồi tiền chiến, miền Nam có một bài tân nhạc rất thịnh hành, trong đó có một câu ca như thế nầy: Muôn năm xưa còn roi dấu Đã bảo...

A lê hấp nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, a lê hấp có nghĩa là làm ngay. Lời hô có tính gấp rút, khẩn trương, không thể chần chừ. Về từ nguyên, a lê hấp là từ vay mượn từ tiếng Pháp allez...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương năm: Đề mục -Văn bài

Ðề mục và phép làm văn bài thi Hội cũng tựa như thi Hương nên ở đây tôi chỉ nhắc sơ qua những điểm chính. - Ðề mục thường do...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương bảy: Lễ truyền lô – Văn bằng – Bia Tiến sĩ

Ðỗ thi Ðình là đạt đỉnh cao của Khoa mục, danh giá vô cùng cho nên lễ Truyền lô được tổ chức hết sức long trọng ở điện đình (Truyền...

Cận cảnh Bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82...

Nét thú vị trong “ca dao Hán Việt”

Trong kho tàng ca dao Việt Nam có một số ca dao nửa Việt, nửa Hán đọc lên rất lý thú và dường như ít được nhắc đến trong chương...

Lương y như từ mẫu

Xin cho biết nghĩa của hai chữ "từ mẫu" và tại sao nói "lương y như từ mẫu"? Về hình thức cú pháp thì từ mẫu là danh ngữ; chỉ...

Những lần xâm lược nước Việt của giặc phương Bắc

Bên cạnh vô số cuộc xâm lấn quy mô nhỏ hoặc trung bình, đã có 14 lần các triều đại phương Bắc xua đại quân xâm lược toàn diện nước...

Exit mobile version