Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tên xưa của một số quốc gia, giờ thấy lạ

Đọc bên nhà bác Hồng Ngọc thấy có nói về những cái tên cũ của một số nước mà bây giờ ít thấy ai nói hay viết, Chẳng hạn như Hương Cảng (Hongkong), Tân Gia Ba (Singapore, bây giờ hay gọi ngắn gọn là “Sinh”), Nam Dương (Indonésia, cũng rút gọn thành “In Đô”). Tuy nhiên vẫn còn một số nước như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ… vẫn còn được dùng trong ngôn ngữ và văn viết.

Ảnh từ Internet

Thời tôi còn nhỏ cách nay năm, sáu mươi năm, đọc sách báo hoặc nghe người lớn nói chuyện vẫn thấy hoặc nghe được những từ ngữ như vậy. Chẳng hạn báo chí viết về một trận túc cầu (ngày ấy cũng không dùng từ đá banh hay bóng đá) giữa đội Nam Hoa của Hương Cảng và đội Ngôi Sao Gia Định của Saigon, hay giữa đội tuyển Tân Gia Ba, Mã Lai Á với đội tuyển Việt Nam. Nước Pháp thì viết là Pháp Lan Tây, nước Nga gọi là Nga La Tư, sau này gọi là Nga Xô, Liên Xô, nước Đức gọi là Nhật Nhĩ Man, hay nước Nam Tư còn gọi là Tư Lạp Phu… Những tên gọi như vậy có lẽ bây giờ nói, hay viết ra chắc có nhiều người thấy lạ.

Những tên gọi như thế bắt nguồn từ đâu? Tôi coi trong sách vở, tra từ điển thấy đó là âm theo Hán Việt. Người Trung Hoa ngày xưa viết tên các nước như thế, và người mình đọc, viết theo âm Hán Việt. Tôi chép lại một số tên nước chúng ta thường thấy, theo mẫu tự a, b, c:

– A (Á) Căn Đình  錒  根 廷. Tiếng Pháp: Argentine. Tiếng Anh: Argentina.
– A Lạp Bá (Ả Rập) 錒  拉  伯. Arabie – Arabia.
– A Phú Hãn  阿富汗. Afghanistan – Afghanistan.
– Ai Cập  埃  及. Egypte – Egypt.
– Ai Lao 埃  牢. Laos – Laos.
– Anh Cát Lợi   英吉利. Angleterre – United Kingdom.
– Ái Nhĩ Lan  愛  儞 蘭. Irlande – Irland.
– Áo Địa Lợi  奧 地 利. Austriche – Austria.
– Ấn Độ 印  度. Inde – India.
– Ba Lan 钯 蘭. Pologne – Poland.
– Ba Lạp Khuê 巴 拉  圭. Paraguay – Paraguay.
– Ba Lợi Duy Á 钯 利  潍  亞. Bolivie – Bolivia.
– Ba Tây 巴  西. Brésil – Brazil.
– Ba Tư 波 斯. Perse – Iraq.
– Bảo Gia Lợi 寶 加 利. Bulgarie – Bulgaria.
– Bỉ Lợi Thì  彼 利  時. Belgique – Belgium.
– Bồ Đào Nha 匍 萄 牙. Portugal – Portugal.
– Cao Ly 高麗. Corée – Korea.
– Cao Miên 高 綿. Cambodge – Cambodia.
– Do Thái 猶 太. Juif – Israel.
–  Đan Mạch  丹 麦. Danemark – Danmark.
–  Đài Loan 臺灣 . Formose – Taiwan.
– Gia Nã Đại 加  拿  大. Canada – Canada.
– Hoa Kỳ 花  旗 = Mỹ  美. États Unis d’Amérique – United States.
– Hà (Hoà) Lan 荷 蘭. Hollande – Netherlands.
– Hung Gia Lợi 匈 加 利. Hongris – Hungary.
– Hy Lạp 希  臘. Grèce – Greece.
– Hương Cảng 香港. Hongkong – Hongkong.
– Mã Lai Á  馬  來  亞. Malais – Malaysia.
– Miến Điện 緬甸. Birmanie – Burma (Myanmar).
– Mông Cổ 蒙 古. Mongolie – Mongolia.
– Nam Dương  南 洋. Indonésie – Indonesia.
– Nam Tư 南 斯. Yougoslavie – Yougoslavia.
– Nga La Tư 俄 羅 斯. Russie – Russia.
– Nhật Bản日本 . Nippon, Japon – Japan.
 Nhật Nhĩ Man (Đức) 日耳曼. Allémagne, Germains – Germany. 
– Pháp Lan Tây  法 蘭 西. France – France.
– Phần Lan  枌 蘭. Finlande – Finland.
– Phi Luật Tân 菲律賓.Philippines – Philippines.
– Tân Gia Ba 新加坡. Singapore – Singapore.
– Tân Tây Lan  新 西 蘭. Nouvelle Zélande – New Zeland.
– Tây Ban Nha 西班牙. Espagne – Spain.
– Thổ Nhĩ Kỳ 土耳其. Turquie – Turkey.
– Thụy Điển 瑞典. Suède – Sweden.
– Thụy Sĩ 瑞士. Suisse – Swuitzeland.
– Tô Cách Lan 蘇格蘭. Écosse –  Scotland.
– Trung Hoa 中華. Chine – China.
– Xiêm La 暹羅 . Siam – Thailand.
– Ý Đại Lợi  意大利 . Italie – Italia.
– Úc Đại Lợi 澳大利 . Australie – Australia.

Tham khảo:

– Hán – Việt Từ Điển, Đào Duy Anh, Trường Thi xuất bản – Saigon 1957.
– Tự Điển Việt – Pháp, Đào Văn Tập, Nhà sách Vĩnh Bảo – Saigon 1950.
– Pháp – Việt Tân Từ Điển, Thanh Nghị, NXB Thời Thế, Saigon 1961.
– Sổ Tay Các Nước Trên Thế Giới, Vĩnh Bá – Lê Sĩ Tuấn, NXB Giáo Dục – 2005.
– Từ điển mạng Hán – Việt.

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ?

Ai là người Việt Nam đầu tiên viết văn tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ? Cứ theo Lịch sử chữ quốc ngữ của Đỗ Quang Chính (Sài Gòn, 1972), thì...

Lịch sử hình thành của Nhà Thờ Đức Bà

1. Vị trí: Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi: – Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà...

Ải Lang là gì?

Ải: cửa nơi biên giới, lang: chó sói. Ðây nói về phân của con chó sói. Ngày xưa, mỗi khi có giặc người ta thường đốt phân chó sói để...

Sơ Lược Lịch Sử Giáo Dục Việt Nam (1954-1974): Dân Tộc, Nhân Bản, Khai Phóng

Bài nầy chỉ viết sơ lược về đường hướng giáo dục ở Việt Nam (VN) trong khoảng thời gian 1954-1974 (1974 là năm mà những tài liệu liên quan được...

Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên năm 1992 – Phần 2

Khám phá thủy điện Hòa Bình, xem phim “cấm” ở Sơn La, tìm hiểu cuộc sống ở Điện Biên… là những trải nghiệm khó quên ở vùng đất Tây Bắc...

Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan?

Trong các ngôi mộ cổ khai quật được, ngoài các đồ trang sức của người chết, phía trong áo quan thường có lót lá chuối, giấy bản, chè búp, bỏng...

Thời kỳ Tăm tối trong lịch sử loài người

Đế chế La Mã sụp đổ đã không biến Châu Âu trở thành một khu vực tụt hậu, bị thống trị bởi bạo lực. Đó là những nhận định sai...

Người dự đám tang nên như thế nào?

Dù thân hay sơ, đã đến dự đám tang phải nghiêm túc, biểu lộ lòng thành kính đối với người đã khuất, tình ưu ái đối với tang quyến. Thật...

Nhìn lại một thời Quốc văn giáo khoa thư

Câu chuyện về sách giáo khoa cho trẻ vẫn còn dài dài, vì đó là một vấn nạn lâu năm chưa được giải quyết rốt ráo. Chợt nhớ đến bài...

Hình ảnh về Quốc Tử Giám ở Huế – Trung tâm học vấn của nhà Nguyễn

Không chỉ là trung tâm học vấn của nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám ở Huế từng được coi là thắng cảnh thứ 18 trong 20 thắng cảnh của Cố đô...

Bên trong Dinh Độc Lập

 Nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn thập niên...

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu?

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu? Có người lại bảo là “nhàn cư vi bất tiện”, có đúng không? Xuất xứ của câu “Nhàn cư vi...

Exit mobile version