Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao băng lại trơn?

Lý do để giải thích cho câu hỏi tại sao băng lại trơn hiện nay vẫn là một bí ẩn, bởi băng không phải lúc nào cũng theo một quy luật nhất định.

Chúng ta vẫn biết rằng nó là nước dạng lỏng trong điều kiện nhiệt độ thấp chuyển sang dạng rắn, nhưng những chất rắn khác lại không trơn như vậy, ví dụ magma khi nguội sẽ chuyển thành đá và hiển nhiên đá không hề trơn.

Hơn nữa băng không phải trơn do lạnh, bởi chúng ta có thể đi trên bề mặt bê-tông đóng băng mà không hề bị trượt. Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao nước khi chuyển sang thể rắn lại bị trơn?

Sapa: Nhiệt độ xuống mức âm, xe máy ngã nhào vì đường đóng băng
Băng bị trơn không hề liên quan đến việc nó ở trạng thái rắn.

Theo HowStuffWorks, các nhà khoa học hiểu rằng băng bị trơn không hề liên quan đến việc nó ở trạng thái rắn. Đó thực chất có thể là do bề mặt băng đã nhanh chóng chuyển về thể lỏng, như vậy phải chăng bạn trượt ngã trên nền băng cũng giống như trượt ngã khi đi trên sàn nhà mới lau. Vậy tại sao lại có nước trên bề mặt mà nó không đóng băng như phần phía dưới?

Một số chuyên gia cho rằng, chất lỏng mà làm cho băng bị trơn được tạo thành từ áp lực tan chảy, nghĩa là khi chúng ta dẫm lên băng, áp lực mà chân chúng ta tạo ra làm cho bề mặt băng tan ra. Tuy nhiên, trên thực tế con người cũng không đủ nặng để có thể làm băng tan ra chỉ bằng cách dẫm lên nó vì thế áp lực tan chảy không phải là cách để lý giải.

Một giả thuyết khác cho rằng, băng trơn là do có lực ma sát tạo ra từ hai vật rắn cọ xát với nhau. Khi lưỡi trượt băng cọ xát với băng, ma sát sẽ làm nóng băng và làm tan chảy một lớp băng mỏng phía trên.

Một giả thuyết nữa lại cho rằng, lý do là ở bản chất của băng. Các nhà khoa học phát hiện thấy, nước không hoàn toàn đóng băng như chúng ta vẫn tưởng. Mặc dù mắt thường không thể nhìn thấy nhưng thực chất khối băng được bọc xung quanh bởi một lớp chất lỏng rất mỏng và không ổn định. Các phân tử di chuyển trên lớp này không có cấu trúc hexagon (6 cạnh đều) như ở bên trong khối băng. Vì thế chính lớp chất lỏng này là nguyên nhân khiến băng bị trơn.

Hiện tượng trơn trượt có thể được lý giải bởi 1 hoặc cả 2 giả thuyết trên, nhưng có lẽ vẫn không làm chúng ta cảm thấy khá hơn khi bị trượt ngã.

Đường Hai Bà Trưng trước năm 1975

Đường Hai Bà Trưng là con đường huyền bí và nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa. Hãy khám phá những nét độc đáo của cung đường huyền thoại này. Hãy...

“Về đâu mái tóc người thương” – Bóng hồng duy nhất trong cuộc đời của nhạc sĩ Hoài Linh

Những ai yêu thích dòng nhạc trữ tình chắc hẳn không xa lạ với những giai điệu mượt mà: “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em Chiều nao xõa tóc...

Ngày Tết có những phong tục gì?

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung  Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày...

Tây Ninh thơ mộng qua loạt ảnh năm 1965

Mảnh đất Tây Ninh năm 1965 hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng và đầy sức sống trong những bức ảnh của cựu binh Mỹ John Hansen. Làng xóm ven...

Lễ hội đền Voi Phục ở Hà Nội năm 1928

Lễ hội đền Voi Phục được tổ chức vào ngày 9-10 tháng 2 Âm lịch để kỷ niệm ngày mất của Đức thánh Linh Lang, là một lễ hội lớn...

Giai thoại về vị hiền nhân người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa

Mạc Đĩnh Chi là là nhân tài hiếm có của đất Việt, ông từng hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể...

Địa danh trên tờ tiền Việt Nam

Những hình ảnh dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về các địa danh được in trên tờ tiền Việt của chúng ta. 1. Tờ 200 Đồng...

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843)

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng...

Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán...

Đi Tìm Ý Nghĩa Tích Cực Của Chữ “Hòa” 和 Trong Tôn Giáo

Trong sinh hoạt tư tưởng, người Ki-Tô giáo thường hay nhắc tới câu nói sau đây của một ngôn sứ trong Cựu Ước có lẽ là câu nói được truyền...

Chuyện đời của cầu Bình Lợi xưa

Thuở nhỏ tôi vẫn nghe vài câu chuyện về cầu Bình Lợi. Những câu chuyện đó không vui, toàn là chuyện tự vẫn vì thất tình, mang nợ ba`i bạc...

Biểu diễn thời trang hàng nội hóa 1960

Đây là những hình ảnh cảm động và có thể khiến ta ngạc nhiên. Năm 1960, vào cuối tháng 10 có ba buổi biểu diễn thời trang nhỏ do Trung...

Exit mobile version