Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?

Trước tiên là thảm họa xảy ra, sau đó là hôi của – một diễn biến đã trở nên quá quen thuộc trong những thảm họa gần đây. Trong trận lụt ở phía tây nước Anh năm 2007, những kẻ hôi của đã đập vỡ cửa kính của những xe hơi bị bỏ lại và cướp giật những chai nước uống cứu trợ. Tại New Orleans năm 2005, Chính phủ Mỹ đã phải đưa quân đội tới để giải quyết cảnh hỗn loạn trong thành phố – các vụ đọ súng, cướp của diễn ra thường xuyên đến độ người ta đã không cho những người tình nguyện đến hỗ trợ vì quá nguy hiểm.

Không hề có tình trạng đầu cơ – các siêu thị giảm giá và các chủ máy bán nước tự động phát không nước uống cho mọi người – tất cả cùng đoàn kết để tồn tại, tờ Telegraph ghi nhận.

“Hiện tượng” này đang gây ngạc nhiên khắp thế giới. Nhà phân tích Ed West đặt câu hỏi trên tờ Telegraph: “Tại sao không có hôi của ở Nhật Bản?”. Trang web tìm kiếm Google cho thấy có 2.770.000 người đã đặt ra vấn đề tương tự như ông West.

“Tinh thần đoàn kết của người Nhật thật mạnh mẽ. Sức mạnh của xã hội Nhật Bản có lẽ gây ấn tượng còn hơn cả sức mạnh công nghệ của họ” – ông Ed West viết trên tờ Telegraph.

Còn tổng biên tập báo Bangkok Post Pichai Chuensuksawadi đã phải thốt lên: “Chẳng phải đã bao nhiêu lần chúng ta thấy cảnh hôi của, cướp giật và bạo lực sau một thảm họa thiên nhiên đó sao?”.


Tinh thần tập thể cao độ

“Hôi của đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí còn không chắc rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có một từ để mô tả chính xác hành động này” – Gregory Pflugfelder, giáo sư nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia (Mỹ), nhận định.

Giáo sư Pflugfelder, người có mặt tại Nhật Bản vào thời điểm xảy ra thảm họa, kể với CNN về những dòng người xếp hàng trật tự tại các ga tàu điện đã đóng cửa trong nhiều giờ do thảm họa. Hiện tượng này có cội rễ từ nền văn hóa Nhật Bản, theo ông Pflugfelder, bởi mỗi người Nhật Bản đều cảm thấy mình có trách nhiệm trước hết là đối với xã hội. Nền tảng văn hóa Nhật, theo ông, được xoay quanh một tinh thần cộng đồng cao độ, “có vẻ như được phát huy còn tốt hơn ngay cả khi có thảm họa”.

“Người Nhật tuân thủ nghiêm ngặt mệnh lệnh của cộng đồng và nhóm, bởi họ coi đó là cách duy nhất để cân bằng nhu cầu của cá nhân” – ông Pflugfelder phân tích.

Mặt khác, CNN dẫn lời ông Pflugfelder, “Trật tự xã hội và kỷ luật đã được tập thành thói quen ngay trong cuộc sống bình thường, nên người Nhật Bản không thấy trở ngại tiếp tục thói quen này khi có thảm họa xảy ra”.

Merry White, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Boston (Mỹ), nói hôi của xuất phát từ sự phân hóa xã hội và khoảng cách giàu nghèo. Xã hội Nhật Bản không phải là không có hiện tượng đó, tuy nhiên “bạo lực và giành giật từ tay người khác đơn giản là không được chấp nhận trong văn hóa Nhật”.

Tôn giáo


Đa số người Nhật theo Thần đạo và Phật giáo, và theo như giáo sư John Nelson thuộc Đại học San Francisco, người Nhật sử dụng tôn giáo để đối mặt với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

“Khi gặp sự việc tính cực thì người Nhật tìm đến các nghi thức của Thần đạo, nhưng khi gặp tai họa hay thảm kịch thì họ hướng về Phật giáo”, theo ông Nelson.

Khác với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo và Thần đạo của người Nhật không quá tập trung vào nguyên nhân xảy ra thảm họa mà chỉ dạy cách ứng xử của người dân trước thảm họa.

“Đối với người Nhật, quan trọng nhất là phản ứng một cách tích cực và kiên trì mỗi khi đối mặt với khó khăn, điều đó phản ánh qua tôn giáo của họ” – giáo sư Bocking thuộc Đại học Cork nói với CNN.

Theo CNN

Ga Hàng Cỏ – một mảnh ký ức về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội trước đây gọi là ga Hàng Cỏ. Người Hà Nội rất thích cái tên thân thuộc nôm na này. Có lẽ đây là một tên do nhân...

Minh oan cho Petrus Ký về câu “Ở với họ mà không theo họ”

Có lẽ một trong những người gây nhiều tranh luận nhất trong lịch sử Việt Nam là ông Petrus Trương Vĩnh Ký (“Petrus Ký”).  Hơn một trăm năm sau ngày...

Ba dấu hiệu của một gia đình bắt đầu suy bại

Trong sách “Mạnh Tử” viết: “Gia tất tự hủy, nhi hậu nhân hủy chi”, tức là nhà kia tự hủy hoại mình trước, rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình....

Người chồng lái xe ôm – Xúc động câu chuyện ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Chiều nαy, có việc ρhải đi gấρ,mà xe thì chồng đi, gọi tαxi mãi ko được. Bảo nhân viên đặt hộ cho xe ôm. Cậu xe ôm đến đón, lên...

Những phiên chợ ở 3 miền Việt Nam qua bức ảnh đen trắng

Tùy bản sắc và đời sống người dân và mỗi nơi ở Việt Nam sẽ họp chợ hàng ngày hoặc theo phiên. Hình ảnh phiên chợ ở Việt Nam không...

Nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dày

Bánh Chưng, bánh Dày, đó là những vật đã gắn liền với ký ức của mỗi người Việt nói riêng về ngày Tết âm lịch, trong một không gian rộng...

Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu

Sở dĩ phải viết rõ như vậy vì vẫn có nhiều người gốc Sài Gòn chính hiệu nhưng lại nghĩ ‘Lăng Ông Bà Chiểu’ là nơi chôn cất của đôi...

Độc đáo taxi “con cóc” những năm 60 – 70 tại Sài Gòn

Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20, khi ấy người dân...

Hà Nội thập niên 1950 qua những bức ảnh khó quên

Chợ Đồng Xuân những ngày giáp Tết, khu phố của người Hoa, dịch vụ xem phim thùng lưu động… là loạt ảnh khiến nhiều người xúc động về Hà Nội...

Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?

Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền hình hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường” nhưng xuất xứ và những thông...

Vai trò tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào?

Ngày xưa việc họ là cứ vào tộc trưởng. Họ lớn có tộc trưởng họ lớn; các chi có trưởng chi . Tộc trưởng có quyền lợi, nghĩa vụ rõ...

Hà Nội cổ xưa qua ống kính Toàn quyền Đông Dương

200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau. Trong thời gian đương nhiệm, ông Rousseau chụp khá nhiều ảnh về Hà Nội. Bức ảnh này chụp toàn cảnh...

Exit mobile version