Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao chim không bị điện giật khi đậu trên đường dây điện cao thế?

Trên các trụ điện cao thế hàng ngàn vôn, các chú chim vẫn có thể bình thản đậu trên dây mà không hề có hiện tượng bị giật điện. Phải chăng chúng có “khả năng siêu nhiên” nào đó nên không bị điện giật?

Trên thân các cột trụ điện cao thế luôn có biển cảnh báo: “ĐIỆN CAO THẾ NGUY HIỂM! – KHÔNG PHẬN SỰ CẤM ĐẾN GẦN” nhằm tránh những tai nạn không đáng có cho người và động vật.

Những cột điện nối tiếp nhau cùng với dây điện, điện thoại khiến lũ chim nhầm tưởng rằng đó cũng là những cái cây bình thường và dây điện chính là cành cây. Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều chim đậu trên dây điện, đặc biệt là trên cả điện trung thế và cao thế nhưng không bị giật. Nếu con người làm điều đó thì bị nướng cho cháy đen rồi nhưng lũ chim lại không hề hấn hấn gì khi đậu trên dây điện như vậy.

Nguyên nhân từ đâu mà ra?

Trước hết chúng ta cần hiểu qua sự giật điện là như thế nào. Về cơ bản, con người chúng ta và động vật bị điện giật là do dòng điện có cường độ lớn chạy qua cơ thể khi có sự chênh lệch về điện thế đủ lớn và gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

Những con chim đậu trên dây điện trần, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng chúng đều đậu hai chân trên cùng một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện được, hay nói cách khác là điện thế giữa hai chân của chúng bằng nhau, không có sự chênh áp, do đó không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật.

Thực ra, khi chạm vào dây trần có dòng điện thì dòng điện sẽ chạy qua cơ thể người hoặc chim nhưng còn tùy thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua lớn hay bé mà người hoặc chim có thể bị giật hay không. Theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó.

Người ta tính được rằng, khi chim đứng trên dây trần tải điện, hai chân của chim cùng bấu trên một đường dây dẫn cách nhau khoảng 5cm thì điện trở của dây cáp nhôm trong khoảng này cỡ 1,63.10-5W, hiệu điện thế giữa hai chân của chim chỉ vào khoảng 5,3.10-3V , còn điện trở của cơ thể chim khoảng 10000W.

Khi cả hai chân của chim cùng đậu trên cùng một dây điện, điện trở của chim nhỏ lớn hơn điện trở của dây điện rất nhiều. (Ảnh: Google Plus)

Điện trở của cơ thể chim và điện trở của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim là mắc song song, với số liệu đó thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể chim chỉ khoảng 5,3.10-7A, dòng điện yếu như vậy khi chạy qua cơ thể chim không hề nguy hiểm gì cho chim cả.

Phần lớn dòng điện chỉ chạy qua dây dẫn, phép tính cho thấy cường độ dòng điện này vào khoảng 325A.

Khi con người đứng dưới đất, cơ thể của chúng ta tiếp xúc với dây điện dương của nguồn điện và tạo thành mạch điện. Lúc đó dòng điện sẽ truyền từ cư thể xuống đất khiến chúng ta bị giật tê người. Nhưng nếu chúng ta đứng trên mộ miếng gỗ cách điện hay đi giầy dép có đế bằng cao su thì dù có sờ vào đây điện dương cũng sẽ không sợ bị giật điện.

Trạng thái lúc đó của bạn cũng giống như một con chim đang đậu trên dây điện vậy. Và những người thợ điện nắm chắc nguyên lý này để thao tác đấu nối hay sửa chữa đây điện an toàn dù cho trên dây có thể vẫn có điện.

Hình ảnh không thể quên về tàu điện Hà Nội xưa

Tàu điện Hà Nội đã hoạt động trong gần một thế kỷ, từ chuyến chạy thử nghiệm vào tháng 9/1900 cho đến khi ngừng hoạt động vào đầu thập kỷ...

Hà Nội năm 1930 nhìn từ máy bay

Cùng khám phá mọi ngóc ngách của Hà Nội thập niên 1930 qua loạt ảnh đặc sắc do người Pháp chụp từ máy bay. Khu vực phía Tây hồ Hoàn...

Vì sao cả đời Petrus Ký vẫn áo dài khăn đống, không chịu nhập tịch Pháp?

Khi Đốc phủ Trần Tử Ca gởi thơ hỏi tại sao ông không vào Pháp tịch, Petrus Ký đã trả lời: “Tại sao tôi không vô dân Tây? Tôi lấy...

Chào em những ngày cuối đông

Này em, trời lạnh rồi đó. Buổi sáng thức dậy anh bỗng nhớ về em, nhiều hơn một chút. Chỉ còn vỏn vẹn mười lăm ngày nữa là kết thúc...

Tại sao gọi là “Công tử bột “?

Nhà văn Vũ Trọng Phụng định nghĩa : Đó là một thanh niên mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, com-lê quần áo trắng toát, đi giày Tây đen...

Việt Nam – Đất nước của những kẻ lười biếng

Đây là một bài viết tôi sưu tầm được, nhưng tôi phải nói trước với bạn là ngôn từ của nó không hề ngọt tai, nếu bạn chưa sẵn sàng...

Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution), với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và...

Tại sao bác sĩ trong phòng mổ lại mặc áo màu xanh thay vì màu trắng?

Mọi người đều biết rằng "áo blouse trắng" đồng nghĩa với hình ảnh bác sĩ. Vì vậy, trong mắt của hầu hết mọi người, các bác sĩ đều mặc đồng...

Nhìn lại những ‘mốt tóc’ thịnh hành ở Việt Nam nhiều thời kỳ

Thông qua những “mốt tóc” từng thịnh hành ở Việt Nam qua nhiều thời kỳ, hãy cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ngành tóc Việt...

Khi bạn bắt đầu oán giận, may mắn đã quay đi rồi

Trong cuộc sống, mọi việc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi đối diện với khó khăn, khi thấy tương lai xa xôi mờ mịt, thay vì...

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Đầu cua tai nheo là gì?

Khẩu ngữ "Đầu cua tai nheo" được một số  tác giả và từ điển giải thích khác nhau. Nếu Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giảng đầu cua tai nheo nghĩa là "đầu...

Exit mobile version