Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao chúng ta bị say tàu xe?

Nếu bạn có thể đọc sách khi đang đi xe, có thể xem bạn là người khá may mắn vì khoảng một phần ba dân số, việc đọc sách trong khi di chuyển trên ôtô, trên thuyền, trên tàu hoặc trên máy bay nhanh chóng làm họ cảm thấy buồn nôn, hay còn được gọi là say tàu xe. Vậy vì sao chúng ta lại bị say tàu xe?

Khái niệm phổ biến nhất để giải thích cho hiện tượng này là do sự sai lệnh tín hiệu giữa các giác quan. Khi di chuyển bằng ôtô, cơ thể bạn nhận được hai thông tin rất khác nhau. Mắt bạn đang nhìn thấy bên trong xe, dường như không hề chuyển động. Trong khi đó, tai bạn lại nói với não bộ rằng bạn đang tăng tốc.

Tai có một chức năng quan trọng khác ngoài nghe. Một nhóm cấu trúc nằm sâu bên trong tai được biết đến là hệ thống tiền đình, bộ phận mang lại cho chúng ta cảm nhận về sự cân bằng và chuyển động. Bên trong đó, có ba ống nhỏ hình bán nguyệt có khả năng cảm nhận được chuyển động, mỗi ống cho một chiều không gian. Và còn có hai khối mảnh như sợi tóc chứa đầy dịch lỏng. Khi bạn di chuyển, khối chất lỏng thay đổi và kích thích các sợi lông, báo cho não bộ biết bạn đang chuyển động theo phương ngang hay dọc.


Say tàu xe được cho là do sự sai lệnh tín hiệu giữa các giác quan.

Kết hợp tất cả những thứ đó lại, cơ thể bạn có thể cảm nhận được hướng chuyển động, gia tốc và cả góc của chuyển động. Vậy nên, khi đang ở trong ôtô, hệ thống tiền đình cảm nhận đúng về chuyển động của bạn, nhưng mắt bạn lại không thấy vậy, đặc biệt là khi bạn đang dán mắt vào trang sách.

Cũng có thể xảy ra chuyện ngược lại. Khi đang ngồi yên trong rạp chiếu phim và camera tạo những chuyển động nhanh trên màn hình rộng. Lần này mắt bạn lại nghĩ rằng cơ thể đang chuyển động trong khi tai bạn biết rằng bạn vẫn đang ngồi im. Nhưng tại sao sự mâu thuẫn thông tin này lại khiến chúng ta cảm thấy khổ sở đến vậy?

Các nhà khoa học cũng không biết chắc về nó, nhưng họ cho rằng nguyên nhân là do sự tiến hoá. Như bạn biết đấy, phương tiện di chuyển nhanh và công nghệ ghi hình chỉ mới xuất hiện vài thế kỷ nay, một khoảng thời gian rất nhỏ trong quá trình tiến hoá. Trong hầu hết lịch sử loài người, không có nhiều thứ có thể gây ra những kiểu xáo trộn cảm nhận như vậy ngoại trừ chất độc, khi đó cơ thể phát ra một mệnh lệnh không mấy dễ chịu để tống khứ tất cả mọi thứ mà chúng ta đã ăn ra ngoài.

Lý thuyết này có vẻ khá thuyết phục, nhưng cũng có rất nhiều điều còn chưa thể giải thích như tại sao phụ nữ lại dễ bị tác động hơn bởi say tàu xe hơn đàn ông, hay tại sao hành khách dễ bị nôn hơn tài xế. Chúng ta đều biết vài phương pháp phổ biến để chống say xe như nhìn xa về phía đường chân trời, nhai kẹo cao su, uống vài viên thuốc chống say, nhưng không có phương pháp nào là hoàn toàn chắc chắn.


Nguyên nhân dẫn đến say tàu xe có thể do tiến hóa.

Tại NASA, khi các nhà du hành bị phóng mạnh vào không gian vào không gian ở vận tốc 27,000 km/h, việc bị say trở thành vấn đề nghiêm trọng. Do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu công nghệ mới nhất trong kỷ nguyên vũ trụ, NASA đã dành rất nhiều thời gian cố tìm cách giúp các nhà du hành tránh khỏi nôn mửa bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng khẩu phần ăn.

Giống như việc tìm hiểu bí ẩn của giấc ngủ, say tàu xe vẫn còn là một trong những vấn đề nghe có vẻ đơn giản nhưng vẫn còn nhiều góc khuất cần được khoa học khám phá.

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và sự nghiệp Nam tiến

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, công cuộc mở đất về phương Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua đó, lãnh thổ được mở rộng, đất nước...

Cầu Ba Cẳng và những truyền thuyết

Người Sài Gòn xưa thường nói “dân chơi cầu Ba Cẳng”. Vậy cầu Ba Cẳng là cây câu nào? Giờ nó ở đâu mà nhiều người Sài Gòn kiếm hoài...

Bệnh sĩ của nhiều người Việt: Mua iPhone, ăn mỳ tôm trừ bữa

Bạn bè đứa nào cũng iPhone, mình lạch cạch mấy con dế lởm thì nhục lắm, dù có phải ăn mỳ tôm trừ bữa cũng phải cố sắm một cái....

Bánh “ít” hay bánh “ếch”

Trên Kiến thức ngày nay, số 238, có trả lời bạn đọc rằng “bánh ít” phải được viết thành “bánh ết”. Tôi thấy nhiều quyển từ điển đều viết là...

Những bức ảnh xưa cũ về thành phố Pleiku

Tỉnh Gia Lai không chỉ hấp dẫn bởi thiên nhiên hùng vĩ cùng bản sắc văn hóa núi rừng Tây Nguyên, mà còn có thành phố Pleiku. Thành phố này mang...

Chiều nay có một loài hoa vỡ…

Chỉ trong vòng chưa đến 40 năm, những bản tình ca Việt đã có những thay đổi vun vút. Nay nhìn lại để thấy những gì mình đã trải qua,...

Chân dung người Quảng Trị năm 1967

Trong thời gian đóng quân ở Quảng Trị năm 1967, cựu binh Mỹ Edward Palm đã thực hiện một loạt ảnh chân dung của con người ở mảnh đất miền...

Những hình ảnh màu quý giá người Việt 100 năm trước

Trong những năm 1914-1917, nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy đã thực hiện nhiều bức chân dung màu đặc sắc về người Việt. Ngày nay, các bức ảnh của...

Kiến trúc sư Châu Á duy nhất đạt giải Khôi Nguyên La Mã

Với nhiều công trình nổi tiếng để lại như dinh Độc Lập (nay là Hội trườngThống Nhất), Viện Hạt Nhân Đà Lạt, Viện ĐH Huế, Đại Chủng Viện Đà Lạt,...

Thời Minh Mạng, người vận chuyển thuốc phiện 1 cân trở lên bị xử chém ngay

Trong lich sử, ít ai biết, dưới thời Vua Minh Mạng, người tàng trữ và nấu bán thuốc phiện 1 cân trở lên bị xử treo cổ, người vận chuyển...

Ba miền Việt Nam năm 1992 qua ống kính Pool Renault

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Hà Nội, Sài Gòn cùng hàng loạt địa phương khác được phóng viên người Pháp Pool Renault ghi lại trong hành trình xuyên...

Đà Lạt một thế kỷ trước

Hồ Xuân Hương hoang sơ, khách sạn Palace tráng lệ, chợ Đà Lạt sầm uất… là loạt ảnh Đà Lạt thời thuộc địa qua ống kính nhà địa lý Pháp...

Exit mobile version