Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao chúng ta ngửi thấy có mùi hương mỗi khi trời mưa

Mỗi khi trời mưa, nhiều người cho biết họ ngửi thấy một mùi hết sức đặc trưng. Đó là mùi gì vậy?

Bạn có nhớ rằng mỗi khi những cơn mưa đổ xuống mặt đất khô nóng, có một mùi hương đặc biệt trong không khí xuất hiện mà người ta vẫn thường gọi là “mùi của mưa”? Vậy mưa có thật sự có mùi hay không?

Câu trả lời là mưa không hề có mùi như chúng ta tưởng mà trên thực tế, mùi này tỏa ra từ đất. Nó cũng không hề khó chịu và hôi hám chút nào mà trái lại thường mang đến một cảm giác dễ chịu và thư giãn.

Vậy từ đâu mà mặt đất lại phát ra mùi thơm mỗi khi có cơn mưa? Các nhà khoa học Úc đã tìm hiểu từ năm 1964, và gần đây tại ĐH Massachusset, họ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quá trình tạo nên hương thơm đặc biệt ấy.

Sau khi theo dõi, họ phát hiện ra rằng mùi hương này là tổng hợp của nhiều loại mùi khác nhau, trong đó có dầu từ một số loại cây cỏ, và chủ yếu là từ một loại vi sinh vật nhỏ bé là xạ khuẩn. Loài khuẩn này có khả năng phân hủy các sinh vật hữu cơ đã chết thành những hợp chất hóa học đơn giản, từ đó tạo thành chất dinh dưỡng cho cây cỏ và các loài sinh vật khác.

Bên cạnh đó, một hợp chất hữu cơ khác có tên geosmin cũng góp phần tạo thành “mùi mưa”. Đây là một chất cồn có sẵn trong tự nhiên, mang mùi hương đặc biệt kích thích khứu giác của chúng ta một cách mạnh mẽ chỉ với một lượng nhỏ trong không khí.

Khi trời chuẩn bị mưa, độ ẩm trong không khí bắt đầu tăng cao và mặt đất cũng trở nên ẩm ướt hơn. Xạ khuẩn vào lúc này cũng hoạt động mạnh và các geosmin được hình thành nhiều hơn. Chúng kết hợp với nhau tạo thành những phân tử nhỏ mang mùi hương.

Khi hạt mưa rơi xuống mặt đất, đặc biệt là trên những bề mặt xốp, chúng sẽ bắn tung tóe và đẩy những phân tử nhỏ này vào không khí. Cùng lúc ấy, các geosmin còn lại và các hợp chất khác dưới mặt đất sẽ hòa tan vào nước mưa và được giải phóng dưới dạng khí.

Gió khi đó sẽ làm nhiệm vụ mang khí này tới các khu vực xung quanh. Và nếu lượng mưa đủ lớn, mùi hương này sẽ bay nhanh chóng tới cả những khu vực chưa có mưa và giúp cảnh báo cho mọi người rằng cơn mưa sắp tới.

Tham khảo: Popsci

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là đầu nối các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên...

Nửa thế kỷ tình khúc “love story”

Love Story là tên của một tác phẩm văn học; đồng thời cũng là tên của một bộ phim rất thịnh hành và là tên nhạc khúc rất nổi tiếng...

Cái nghĩa của bậc liệt nữ

Tình với nghĩa cùng là quí, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận, lúc tình nặng hơn nghĩa,...

Gốm Phù Lãng – một nét Kinh Bắc xưa

Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng gốm Phù Lãng một thời nhộn nhịp trên bến dưới thuyền. Ngày nay về đây, du khách vẫn vô cùng háo hức...

Thiệp cưới xưa và nay

Thiệp cưới xưa và nay có nhiều sự khác biệt lớn. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển công nghệ sản xuất và công nghệ...

“Có học phải có Hạnh”  – Hãy Trả Lại Dấu Nặng Cho Câu Tục Ngữ Ấy

“Có học phải có Hạnh” và “Có học phải có Hành”, câu nào đúng? Một thầy giáo trẻ hỏi tôi câu ấy trong giờ ra chơi của học sinh. Tôi hỏi lại: – Ở...

Bách Việt có phải một huyền thoại?

Cộng đồng tộc Việt, một cộng đồng nổi tiếng trong lịch sử Á Đông, có địa bàn sinh sống trải rộng trong vùng phía Nam sông Dương Tử tới miền...

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong...

Không đánh giá cuộc sống của người khác, cũng là một loại tư dưỡng cơ bản nhất

  Nhiều người có một thói quen, đem hạnh phúc trong con mắt của mình định nghĩa thành hạnh phúc trên thân của người khác. Bèn cho rằng người khác...

Gánh nước mướn, cái nghề chỉ mong có đủ hai bữa cơm cho qua ngày

Gánh nước mướn , không ai nghĩ làm nghề này để giàu có, mà chỉ mong có đủ hai bữa cơm cho qua ngày. Saigon 1964 Đa phần những người...

Ý nghĩa của tên gọi “Trạng Trình” khi nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người ta thường gọi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng Trình. Là trạng thì điều này dễ hiểu vì cụ đỗ trạng nguyên. Là Trạng Trình thì cũng dễ hiểu...

Tứ bất tượng – 4 điểm biến chất của các trường đại học Trung Quốc

Nói về giáo dục đại học ở Trung Quốc, từng có một câu bình luận như "hy vọng đi vào, thất vọng đi ra". Điều này cho thấy sự bất...

Exit mobile version