Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao chuột máy tính lại được gọi là…”chuột”?

Chuột máy tính đã trở nên quá quen thuộc trong giới công nghệ. Nhưng để phát triển được như hiện nay, thiết bị này đã trải qua một quá trình lịch khá dài với nhiều cột mốc rất thú vị.

Cách đây 48 năm, tức là vào năm 1968, Douglas Engelbart, một kĩ sư người Mỹ đã lần đầu tiên trình diễn nguyên mẫu một con chuột máy tính tại một hội thảo khoa học về máy tính tại bang San Francisco. Tại thời điểm đó, ông gọi thiết bị này là “Thiết bị định hướng vị trí X-Y trên màn hình”.


Cách đây 48 năm, con chuột máy tính đầu tiên đã được giới thiệu với công chúng.

Đây là một sự kiện – với sự tham dự của khoảng 1000 máy tính chuyên nghiệp – mà sau này người ta gọi là mother of all demos”. Hội nghị là khởi nguồn của nhiều khái niệm đã trở thành phổ biến ngày nay như: chuột máy tính (mouse), siêu văn bản (hypertext), tập tin liên kết động…

Engelbart – cha đẻ của chuột máy tính qua đời vào năm 2013 ở tuổi 88. Engelbart đã nộp bằng sáng chế vào năm 1967 nhưng phải 3 năm sau Mỹ mới công nhận phát minh của ông. Bằng sáng chế của Engelbart cung cấp các công cụ cần thiết để điều hướng màn hình đồ họa máy tính bằng các chuyển động đơn giản của bàn tay chứ không phải bằng cách sử dụng các phím để thao tác với con trỏ trên một màn hình xanh như trước kia (thời điểm các thao tác trên máy tính còn được thực hiện bằng cách gõ dòng lệnh). Khi trình làng bản demo của thiết bị, ông nói: Tôi không biết lí do tại sao chúng tôi gọi nó là con chuột. Nó bắt đầu theo cách đó và chúng tôi không bao giờ thay đổi nó”.


Con chuột ban đầu đặt trong một hộp gỗ cao cấp, to gấp đôi những con chuột ngày nay.

Con chuột ban đầu đặt trong một hộp gỗ cao cấp, to gấp đôi những con chuột ngày nay với 3 nút ở trên đầu, di chuyển với sự giúp đỡ của hai bánh xe ở mặt dưới chứ không phải trackball cao su. Trong hai bánh xe này thì một sẽ di chuyển theo trục ngang và một theo trục dọc. Theo thời gian, các bánh xe này đã được thay bằng bi, đèn laser rồi đèn LED nhưng tiền đề của chúng đều giống nhau: các chuyển động sẽ được biến thành mã nhị phân và hiển thị lại trên màn hình máy tính.

Engelbart ban đầu đã phát minh ra chuột như một cách để điều hướng hệ thống trực tuyến (NLS) của mình – đây là hệ thống tiền thân của internet cho phép người dùng máy tính chia sẻ thông tin được lưu trữ trên máy tính của họ. NLS được Engelbart phát triển với sự tài trợ của U.S. Department of Defense’s Advanced Research Projects Agency (Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến thuộc Bộ quốc phòng Mỹ, hiện tại gọi là DARPA). Đây cũng là hệ thống đầu tiên sử dụng thành công siêu văn bản để liên kết các tập tin (làm cho thông tin có sẵn thông qua một cú nhấp chuột vào liên kết).


Xerox là công ty đầu tiên bán ra một hệ thống máy tính đi kèm với một con chuột vào năm 1981.

Bởi vì bằng sáng chế về chuột máy tính hết hạn trước khi nó được sử dụng rộng rãi trên các hệ thống máy tính cá nhân vào giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước, nên phát minh của Engelbart đã không được người dùng công nhận. Công nghệ chuột máy tính đã đi từ phòng thí nghiệm của Engelbart ra thực tế nhờ Bill English, một kỹ sư máy tính từng làm việc cho ông tại SRI (1971). Xerox là công ty đầu tiên bán ra một hệ thống máy tính đi kèm với một con chuột gọi là 8010 Star Information System vào năm 1981.

Tuy nhiên, thuật ngữ “con chuột” chỉ trở thành một phần của từ vựng hiện đại cho đến khi Apple biến thiết bị này thành tiêu chuẩn của hệ thống máy tính Macintosh ra mắt lần đầu tiên vào năm 1984. Sau đó, sự xuất hiện của Microsoft cùng hệ điều hành Windows và trình duyệt web đã khiến cho con chuột dần trở nên phổ biến trong những năm 90 của thế kỷ trước.

So với chuột máy tính ở thời điểm 2020, mẫu chuột máy tính “thủy tổ” thực sự… đơn sơ và khác biệt hoàn toàn. Nó đơn thuần là một chiếc hộp gỗ thông với hai bánh lăn bên dưới để di chuyển trên bề mặt phẳng. Các linh kiện bên trong sẽ theo dõi chuyển động của hai bánh xe nhỏ khi người dùng di chuyển thiết bị.

Khá thú vị, phần “đuôi” của mẫu chuột máy tính đầu tiên được đặt hoàn toàn ngược hướng so với các mẫu chuột hiện tại, tức hướng về phía cánh tay người dùng. Tuy nhiên, kiểu đặt dây này đã nhanh chóng thay đổi sau đó, khi Douglas Engelbart và William English nhận ra dây chuột có thể vướng vào cổ tay người dùng.


Thuật ngữ “con chuột” trở thành một phần của từ vựng hiện đại vào năm 1984.

Công việc của Engelbart tại SRI đã kết thúc vào năm 1989, khi McDonnell Douglas Corp (chủ nhân cuối cùng của phòng thí nghiệm) đóng cửa nó. Năm đó, Engelbart đã thành lập Viện Bootstrap (nay là Viện Engelbart Doug), một công ty tư vấn ở Menlo Park – nơi ông khuyến khích các nhà nghiên cứu chia sẻ những phát hiện hoặc phát triển các công trình dựa trên các thành tựu của người khác.

Logitech tuyên bố đã sản xuất một tỉ con chuột. Trong khi đó, nhà phân tích Steve Prentice của Gartner cho biết: “chuột là một phần không thể thiếu trong giao diện đồ họa dành cho người dùng”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng chuột không phải là tương lai mà thay vào đó là màn hình cảm ứng trên các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, touchpad và bộ điều khiển video nhúng. Thậm chí ông còn tiên đoán một tương lai không xa, chỗ dành cho chuột máy tính sẽ là ở viện bảo tàng công nghệ.

Hình ảnh mãng xà hiếm thấy trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Trên Cửu đỉnh của triều Nguyễn có khắc 153 hoạ tiết về các cảnh vật về thiên nhiên đất nước con người Việt Nam từ đất liền đến hải đảo...

Những trò chơi điện tử “4 nút” một thuở

Với các trò chơi “huyền thoại”, “điện tử 4 nút” (tên quốc tế là NES – Nintendo Entertainment System) đã làm mê mẩn rất nhiều học trò Việt Nam những...

Lễ khánh thành cầu Đume – Nguyễn Khuyến gặp chuyện khó xử

Cầu Đu-me được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ cho...

Món Ăn Xứ Quảng

Bánh Ướt Cuốn Ram Cái khẩu vị của người Quảng Nam thường bị đánh giá thuộc loại “Chém to kho mặn”. Món ăn gì cũng để xắt to, cũng chắc nụi,...

Lạc Long Quân nghĩa là gì?

Mỹ hiệu Lạc Long Quân 貉龍君 thường được diễn Nôm thành “Bố Rồng”, “Cha Rồng” mà không thấy ai thắc mắc rằng đây là một cách hiểu “cà thọt”: nếu...

Chuyện về cái niêu đất

Có một nhà văn khi viết về chiếc niêu đất đã thổ lộ: “Nằm trong xó bếp lẫn cùng tro than đã nghìn năm, niêu đất từng chứng kiến cảnh...

6 quả chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Sáu quả chuông nặng trên 28 tấn, trên 100 tuổi thọ. Nằm ngang tầm với nóc nhà thờ. Cách mặt đất chừng hơn 20 thước. Được chuyên chở từ Marseille...

Lăng mộ của vua Khải Định

Cho đến nay kiến trúc lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái ngược trong giới nghiên cứu vì sự độc đáo, khác lạ chưa từng có...

Không hề có chuyện Cao Bá Quát sửa lỗi phạm húy trong bài thi của thí sinh

Từ trước đến nay, khi đề cập đến sự kiện Cao Bá Quát (1809-1855) sửa bài thi cho thí sinh trong khoa thi Hương năm 1841 tại trường thi Thừa...

Ảnh hưởng của Chiêm Thành trong âm nhạc Việt

Về phương diện âm nhạc, chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất lớn của âm nhạc Chiêm Thành về cả hai mặt: ca vũ điệu và nhạc khí. Đại khái,...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Exit mobile version