Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao gọi la “LÊN ĐỒNG”

Trong tín ngưỡng dân gian, có một nghi thức giao tiếp với thế giới trời, thần, quỷ, vật gọi là “lên đồng”. Người lên đồng sẽ ăn mặc thật sặc sỡ, biểu diễn những vũ đạo kì lạ để mời gọi thần linh hoặc hồn người chết nhập vào xác mình. Sau khi đã được “nhập xác”, người này có thể cư xử, nói năng và hành động y như thần linh hoặc người đã khuất, đồng thời trả lời những người xung quanh (gọi là hầu đồng) có quyền hỏi bất cứ điều gì. Ngoại trừ một số ngoại lệ chưa rõ nguyên nhân thì đa phần lên đồng là một hình thức mê tín dị đoan, chỉ nên dừng lại là một nét văn hoá.

Điều đáng chú ý là tại sao nghi thức này được gọi là “lên đồng”? Phải chăng vì những người hành lễ nhảy múa như đang…ở trên đồng lúa?

Thực tế, “đồng” ở đây có Hán tự là 童, nghĩa là trẻ em. Đây cũng là “đồng” trong “nhi đồng”, “mục đồng”, “thần đồng”, “đồng nam”, “đồng nữ”… Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có giảng: “Lên đồng: Thần quỷ nhập vào người nào, bắt phải nóng nảy, nói thấm như đứa điên; lời người ấy nói ra nhiều người tin là lời quỷ thần”. Như vậy có thể thấy do các cử chỉ điên dại như đứa trẻ chưa biết gì nên ta gọi nghi thức này là “lên đồng”.

Thư viện Hoa Sen có lời giải thích cặn kẽ hơn về tên gọi ông Đồng, bà Cốt chỉ những người hành lễ: “Đồng có nghĩa đen là trẻ con, tâm hồn trong trắng chưa bị vẩn đục. Cốt nghĩa đen là xương, người cho thần linh mượn xác. Đồng Cốt có nghĩa là những người ngồi đồng, được xem như “hạp căn”, có tâm hồn trong trắng như trẻ nhỏ, là trung gian để thần linh mượn xác về ngự và phán truyền. Đồng Bóng có nghĩa là bóng (thần linh) mượn hình đồng để tiếp xúc, khuyên dạy người ở trần gian”.

Như vậy, chữ “đồng” trong “lên đồng” đã rõ. Ngoài ra, tiếng Việt còn có hàng loạt những “đồng” khác, vô cùng phong phú như “đồng lúa”, “đồng sắt”, “đồng tiền”, “thi đồng”, “đồng lòng”,…

(Tham khảo từ nhiều nguồn)

Quần xà lỏn là gì? Quần đùi, quần xoóc là gì?

Chiếc quần đùi đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm ống quần ngắn, chỉ đủ che phần...

Chợ Bến Thành mở đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn làm một

Ngay khi chợ Bến Thành khai trương năm 1914, một đại lộ đã được khởi công nối Sài Gòn – Chợ Lớn đến nay vẫn thênh thang: Galliéni, hiện nay...

Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan?

Vì đã có những trường hợp bị choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự. Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú...

So sánh giữa bom Nguyên tử và bom Hạt nhân

Bom Nguyên tử - atomic bomb, sau đó là bom Hạt nhân- nuclear bomb, bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo vào cuối Thế Chiến thứ Hai, nhằm tạo...

Tín ngưỡng Sùng bái con người của Văn hoá Việt

Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm...

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là của ai?

“Nam quốc sơn hà” là bài thơ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền...

Tại sao có chữ “Tông’ trong miếu hiệu của các vị vua Việt Nam

Việt Nam có lịch sử hình thành từ rất sớm. Trải qua tiến trình lịch sử ấy, dưới thời phong kiến, các vị vua của các triều đại đều tồn...

Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày?

Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố...

Biên chung, biên khánh – hai nhạc cụ độc đáo của cung đình nhà Nguyễn

Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội...

Bức tranh toàn cảnh miền Bắc Việt Nam 100 năm qua

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi lại thích nghĩ về quá khứ, về những gì đã qua. Tết là một cái cớ để sống chậm lại và suy...

Câu chuyện ăn Tết

1. Ăn Tết Đồng bào ta mỗi năm lo ăn "Tết" mà ít ai xét việc ăn ấy là nghĩa gì, phải nên than đáng nên làm hay là không,...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 4: Chống đối hay quay đầu

Làm ăn tại một môi trường luật pháp không rõ ràng và tham nhũng khá phổ biến như nước Nga thời mới cải cách là một thử thách không hề...

Exit mobile version