Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao không ai dám trộm mộ Gia Cát Lượng

Hơn 2000 năm trở lại đây, những phần mộ hoàng đế liên tục bị đào bới, Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn là một trong những ngôi mộ hiếm hoi không bị động đến.

Không chỉ hoàng đế, đến mộ của các vương công đại thần cũng đều bị ăn cắp. Những vị quý   tộc này muốn sau khi chết vẫn được hưởng vinh hoa phú quý như khi còn sống nên đã bỏ rất nhiều vàng bạc, châu báu vào trong quan tài, vì thế nên bị bọn trộm mộ đã vào lấy cắp hết.

Từ Hy thái hậu chết chưa được bao lâu đã bị Tôn Điện Anh trộm mộ, thân xác bị phơi giữa trời. Vì thế những vị vương công đại thần theo chủ nghĩa tiết kiệm xem ra vẫn an toàn “tính mạng” hơn.

Gia Cát Lượng là một nhân vật đặc biệt quan trọng thời Tam Quốc, ông là thừa tướng nước Thục, chức cao quyền trọng, về lý thì phường trộm mộ phải đào mộ của ông mới đúng, vậy mà cả nghìn năm sau mộ ông vẫn không hề bị động vào. Vì sao lại thế?

Không thể không thừa nhận Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật đặc biệt, lăng mộ của ông không bị trộm cắp vì ba lý do sau:

Thứ nhất, Gia Cát Lượng nhiều mưu lắm kế, phường trộm cắp lo sợ ông cài bẫy trong đó nên sẽ khó giữ được tính mạng của mình. Lịch sử Trung Quốc hàng nghìn năm chưa có mấy ai cao trí, cao mưu được như Gia Cát Lượng.

Kế “thuyền cỏ mượn tên” hay “thành không nhà trống”, ngồi ung dung đánh đàn mà vẫn xua tan 15 vạn quân của Tư Mã Ý đã phần nào nói nên trí tuệ siêu phàm của ông. Phường trộm mộ biết, với trí tuệ của Gia Cát Lượng chắc chắn trong mộ ông sẽ phải bố trí rất nhiều bẫy, không sợ trộm mộ đến, chỉ sợ trộm mộ không dám đến mà thôi. Phường trộm mộ cũng không dại, trí tuệ của ông ở mức phi thường, chẳng may khi đào mộ ông lên, cung tên, thuốc độc bắn lên chết hết thì làm thế nào?

Thứ hai, Gia Cát Lượng là người luôn luôn tiết kiệm. Cả đời ông trong sạch, an phận thủ thường, lúc lâm chung vẫn yêu cầu tang lễ giản đơn, đến áo liệm không cần mặc, chỉ cần mặc quần áo ngày thường là được. Một vị thừa tướng tiết kiệm đến mức này thì thật là đáng khâm phục!

Với tính cách của ông thì không thể có chuyện ông bỏ nhiều vàng bạc châu báu vào trong quan tài của mình được. Vì thế, dù có mở nắp quan tài của ông ra thì phường trộm cắp cũng sẽ chẳng lấy được gì. Những tên trộm mộ cũng đã tính toán kỹ, dù trộm mộ của ông có kiếm được nhiều tiền chăng nữa thì cũng không bằng giữ được sức khỏe, tính mạng của bản thân, đây là một phi vụ làm ăn không có lời.

Thứ ba, Gia Cát Lượng được người đời tôn kính, đến phưởng trộm cắp cũng tâm phục khẩu phục. Ông không chỉ là người có trí tuệ, mà còn là một trung thần. Lưu Bị trước khi chết có nói rằng nếu Lưu Thiện không làm được lập tức phế truất, giao ông toàn quyền. Lòng độ lượng của Lưu Bị quả là vĩ đại!
Gia Cát Lượng đã làm thế nào? Ông vẫn một mực trung thành phụ tá Lưu Thiện mà không hề làm phản. Với người có chút dã tâm là có thể phế truất Lưu Thiện ngay tức thì nhưng với Gia Cát Lượng thì không. Sự việc này đã lưu truyền hậu thế ngàn năm, đến trộm còn khâm phục tôn kính ông.

Đấy chính là lý do mấu chốt vì sao mộ Gia Cát Lượng không bị đánh cắp.

Lo cho đời phở

Tới đỉnh lâu rồi Tụt xuống hai đàng Thống nhất, tiến lên? Nhiều thịt quá, sợ mất khôn Tới đỉnh lâu rồi Theo Vũ Bằng thì phở lên tới đỉnh...

Ý nghĩa và tục lệ Tết Nguyên Đán

I. Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán  Đã từng có nhiều định nghĩa về Tết Nguyên Đán của Việt Nam, tìm hiểu từ nguyên nghĩa xem Tết là gì. Nguyên là...

Ngót trăm năm một món phở Việt

Nếu ta lấy việc xuất hiện tên gọi món ‘phở’ trong tự điển là cột mốc ra đời món ăn không lâu trước đó, có thể nói phở ra đời...

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Những nghi vấn về cột đồng Mã Viện

Các bộ sử cũ đều không đề cập gì đến sáu chữ “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” như đã được lưu truyền. Vậy từ đâu mà có sáu chữ...

Sài Gòn năm 1969

Những hình ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1969 đã được tái hiện qua ống kính của George Lane, một cựu nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam...

Sau tuổi 50, tôi hiểu ra rằng, cuộc đời chỉ cần vui vẻ là đủ

Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải...

Mắm – Món ngon độc đáo của miền Nam

Mắm là món ăn truyền thống của người Miền Nam, nay rất quen thuộc với nhiều người nhưng cũng rất xa lạ với ai đó không quen ăn nó. Mắm...

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Nguyên văn ít biết của câu “hậu sinh khả úy”

“Hậu sinh khả úy” là một câu thành ngữ dùng để chỉ tài năng của lớp trẻ, cho rằng họ đáng được tôn trọng, vì họ thông minh, dễ thích...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu học VNCH

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 5 – Thi Khảo – Thi Hạch

Có học thì phải có thi mới biết được trình độ học trò. Thời nhà Nguyễn, ngoài thi Hương, thi Hội, còn tổ chức hai kỳ thi có tầm vóc...

Exit mobile version