Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao lá cờ trên quân phục Mỹ lại bị ngược?

Lá cờ là biểu tượng của một quốc gia, mỗi chi tiết trên đó đều chứa rất nhiều ý nghĩa.

Cờ sao của Mỹ đã được sửa tổng cộng 26 lần sau khi chính thức được dùng làm quốc kỳ vào năm 1777, và kiểu cờ được sử dụng đến hôm nay là bản sửa đổi cuối cùng vào năm 1960.

Góc trái trên lá cờ của Mỹ có 50 ngôi sao, đại diện cho 50 tiểu bang ở Mỹ, 13 sọc ngang tượng trưng cho 13 thuộc địa vào thời kỳ Mỹ vừa thành lập.

Thế nhưng, có một điều đặc biệt mà mọi người đều nhận thấy đó là trên quân phục của binh lính Mỹ luôn có gắn quốc kỳ, nhưng lại “bị ngược”, 50 ngôi sao nằm ở góc phải. Vì sao lại như vậy?

50 ngôi sao ở góc phải lá cờ trên quân phục Mỹ. (Ảnh: Internet)
Quốc kỳ Mỹ thường được gắn trên vai phải quân phục của người lính. (Ảnh: Internet)

Ông Guy D McCardle, một cựu phi công của Không quân Hoa Kỳ và cựu thẩm tra viên phi đoàn tìm kiếm cứu nạn tại vùng chiến sự đã viết câu trả lời trên trang Quora:

“Đây là  giải thích chính thức từ quân đội Mỹ:

Theo điều luật quân đội số 670-1: ‘Quốc kỳ Mỹ được gắn trên vai trái hoặc vai phải; vùng ngôi sao hướng về phía trước, để ở mép bên phải của lá cờ. Vì khi để như thế này, lá cờ sẽ hướng về bên phải của người nhìn, tạo ra cảm giác lá cờ đang bay trong gió khi người đeo di chuyển về trước’.

Quốc kỳ được mang trên quân phục với vùng in ngôi sao ở góc trên bên phải, biểu tượng cho lá cờ bay phấp phới khi mang vào chiến trận”.

Những kí hiệu lá cờ Mỹ ngược này không chỉ xuất hiện trên quân phục mà trên máy bay cũng thường hay nhìn thấy hình ảnh tương tự. Và cũng cùng lý do là khi bay về phía trước thì lá cờ sẽ tung bay trong gió.

Ảnh cố đô Huế hơn 100 năm trước

Những hình ảnh khắc họa Huế cổ kính, rêu phong với đầy đủ không khí hoàng tộc triều Nguyễn. Cùng cảm nhận nét đẹp thâm trầm, cổ kính của Cố...

Tục ăn trầu của người Việt xưa qua góc nhìn của người Pháp

Tập tục ăn trầu ở Việt Nam dần dần bị mai một vì lớp trẻ hiện nay không mặn mà với món “khoái khẩu” này của cha ông. Nhưng ít...

Người Việt tôi – Trăm nghìn nhánh khổ

“…..Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngã ba Trần Quang Diệu – Trương Minh Giảng(3), ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây...

Hình ảnh Triều Ðình phong kiến xưa

Các hình ảnh vua, quan của triều đình phong kiến xưa, các loại binh trong triều đình và chế độ sinh hoạt của triều đình phong kiến Triều Ðình (gồm...

Ông ba mươi… coi hát cọp

Hổ được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ...

Những hình ảnh quý hiếm về mẹ vua Bảo Đại ở Huế năm 1972

Có mặt ở Huế năm 1972, nhiếp ảnh gia Pháp Habans Patrice đã ghi lại những hình ảnh quý giá về bà Từ Cung – mẹ cựu hoàng Bảo Đại....

Vua Gia Long tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa năm 1816

1. Kế nghiệp tiền nhân Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh (1762 – 1820) lên ngôi vua ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia...

Nhà cổ Tấn Ký – ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An

Không chỉ giữ được kiến trúc nguyên bản sau 200 năm, nội thất của Nhà cổ Tấn Ký còn quy tụ những món đồ cổ rất giá trị, gốm các...

Nguồn gốc câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”

“Tam sao thất bản”, điều này đặc biệt đúng đối với câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”. Ngày nay, “Diệp Công hiếu long” là một câu thành ngữ dùng...

Tổ chức xóm-làng của người Việt

Sở dĩ chúng tôi đề cập đến tổ chức xóm làng vì xã thôn đóng một vai trò rất quan trọng – như một thành lũy – trong việc chống ngoại xâm, bảo...

Nhớ về măng cụt Lái Thiêu

Măng cụt nằm trong danh sách các loại trái cây quý của vùng nhiệt đới được rất nhiều người ưa chuộng. Ít thấy ai bị dị ứng, hay ăn măng...

Nổi cơn Tam Bành nghĩa là gì?

Nổi cơn Tam Bành là gì? Trong văn chương, Nguyễn Du có lẽ là người đầu tiên sử dụng chữ Tam Bành.  Cụ thể trong tác phẩm Truyện Kiều, Tú...

Exit mobile version