Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao MC nữ luôn đứng phía bên phải màn hình?

Bạn có bao giờ để ý rằng: Khi một MC nữ và một MC nam cùng dẫn một chương trình truyền hình, họ luôn ngồi bên tay trái đồng nghiệp tức là bên phải hướng xem của khán giả?

Bạn có nhận thấy, MC nữ luôn ở bên phải màn hình?

Khi màn hình xuất hiện 2 MC một nam và một nữ, lúc nào chúng ta cũng thấy MC nữ ngồi bên tay trái các đồng nghiệp nam.

Điều này không chỉ xảy ra ở một quốc gia nhất định mà tất cả các kênh truyền hình trên thế giới đều tuân thủ sự sắp xếp này.

Sự thật dường như hiển nhiên nhưng lại chẳng mấy ai để ý này đang khơi ngòi cho một cuộc tranh luận không hồi kết với những người trong và ngoài nghề.

Quy luật “nam tả nữ hữu” này đã trở thành quy luật bất thành văn trong ngành công nghiệp truyền hình và trở thành phản xạ không điều kiện của các MC.

Trả lời cho câu hỏi này, có quan điểm cho rằng: Vị trí ngồi dẫn chương trình bên trái (theo hướng xem tivi của khán giả) được dành cho MC lớn tuổi hơn hay có thâm niên cao hơn. Và tình cờ, những MC này lại thường là nam.

Ngay ở trên sân khấu, MC nữ cũng phải đứng bên tay trái của MC nam

Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng, sự sắp xếp này có thể là do quan niệm “trọng nam khinh nữ” tồn tại từ lâu trong xã hội.

Oona King, một cựu nghị sĩ Công đảng Anh và quản lý tại kênh Channel 4, đổ lỗi điều này cho “sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở mức độ thấp” đang thịnh hành trên truyền hình:

“Có vẻ kỳ lạ nếu bạn để những phụ nữ giàu kinh nghiệm hơn ở vị trí thứ yếu hoặc phụ trợ, khiến họ luôn đóng vai trò thứ 2 sau nam giới.

Điều đó ảnh hưởng tới cả những cô gái trẻ và phụ nữ trưởng thành trong hành vi ứng xử cũng như sự kỳ vọng của họ về những gì bản thân có thể làm được”.

Tuy nhiên dù có phải là do quan niệm “trọng nam khinh nữ” hay không thì sự sắp xếp này đã trở thành quy luật bất thành văn và trở thành ‘quy chuẩn’ của các sự kiện truyền hình cũng như sân khấu trên toàn thế giới.

Hình ảnh khó quên về Vũng Tàu năm 1967-1968

Xem những hình ảnh đời thường cực kỳ sinh động về Vũng Tàu năm 1967-1968 do cựu nhân viên quân sự Mỹ Terry Maher thực hiện. Từ bến cá Bãi...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 3: Chương 1 – Nhật kỳ – Lễ Ðiểm danh Trích

Nhật kỳ vào thi của mỗi trường do triều đình ấn định từ trước, cách nhau bao nhiêu ngày tùy ở số học trò đông hay thưa. Mục đích là...

Quốc Ngữ Và Nỗ Lực “Thoát Hán” Của Các Vua Nhà Nguyễn

Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi...

Tiết Trung nguyên, Vu lan, Xá tội vong nhân nguồn gốc và tâm thức dân gian Việt

Tháng Bảy âm lịch, theo tín ngưỡng dân gian của một số quốc gia sử dụng Nông lịch tức lịch Mặt trăng thường gọi đây là tháng “cô hồn” và...

Nhớ về các rạp Xi Nê ở Sài Gòn

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 1 – Quốc hiệu và diện tích của xứ nầy

Vào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây gần 400 năm, đã có một người Ý tới Đàng Trong. Trong gần năm năm trời, ông đã xem xét và...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 1)

Lời Mở Đầu Những chuyện kể ra trong sách nầy đều là chuyện thật không phải tiểu thuyết Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100...

Học cách im lặng cũng là một kiểu trí huệ

Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì ăn nói từ tốn. Chúng ta chỉ mất 2 năm để học nói tuy nhiên phải dùng cả đời để...

7 loại vợ trong kinh Phật

Người vợ đoan chính theo như lời Phật dạy, là người phụ nữ biết cương – nhu, không ỷ thế giàu có hay xinh đẹp mà khinh mạn chồng, tướng...

Nửa thế kỷ tình khúc “love story”

Love Story là tên của một tác phẩm văn học; đồng thời cũng là tên của một bộ phim rất thịnh hành và là tên nhạc khúc rất nổi tiếng...

Nguồn gốc câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”

“Tam sao thất bản”, điều này đặc biệt đúng đối với câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”. Ngày nay, “Diệp Công hiếu long” là một câu thành ngữ dùng...

Điện ảnh đã đến với Việt Nam như thế nào?

Chỉ ít lâu sau buổi chiếu khai sinh ra điện ảnh thế giới do anh em Lumìere tổ chức ngày 28/12/1895 tại quán Grand Café ở Paris, điện ảnh đã...

Exit mobile version