Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao một số nam giới đi đại tiện lâu hơn?

Vì sao một số đàn ông lại đi đại tiện lâu đến thế và liệu có nguyên nhân khoa học nào hay không?

Trên thực tế, đàn ông có thể thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh hơn phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2009 công bố trên tập san Y học Giới đã tìm hiểu sự khác biệt của các tình huống đại tiện ở hai giới. Các nhà nghiên cứu đã xem xét tình trạng táo bón, sự đồng đều của phân và một loạt các điều kiện khác liên quan đến việc đi đại tiện. Họ kết luận rằng phụ nữ thường có “các thói quen đi vệ sinh bất thường” và bị táo bón nhiều hơn nam giới.

Nói cách khác, phụ nữ có xu hướng gặp nhiều vấn đề khi đi vệ sinh hơn là nam giới. Vì thế, nếu có vấn đề gì thì chính phụ nữ mới cần nhiều thời gian trong nhà vệ sinh hơn.


Nam giới thực sự dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh hơn nữ giới.

Một nghiên cứu năm 1922 cũng công bố kết quả tương tự. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một bảng hỏi để đánh giá những khác biệt ở hai giới về thói quen đi vệ sinh của gần 1.900 người cả nam và nữ ở Anh. Kết quả cho thấy trong khi hầu hết mọi người, không kể giới tính, không thích thú gì “chức năng đi vệ sinh thông thường”, thì vẫn có thể thấy phụ nữ gặp vấn đề đi vệ sinh nhiều hơn nam giới.

Nhưng nam giới thực sự dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh hơn nữ giới. Một cuộc khảo sát mới đây ở Anh do công ty thiết bị nhà tắm UK Bathrooms tiến hành, cho thấy đàn ông dành trung bình mỗi tuần 1 giờ 35 phút ở trong nhà vệ sinh, tương đương 14 phút mỗi ngày, còn phụ nữ chỉ dành 55 phút mỗi tuần, tương đương gần 8 phút mỗi ngày.

Điều này có thể có nghĩa là nhiều người đàn ông dành những khoảng thời gian vô tận trong nhà tắm không chỉ để đại tiện. Ví dụ, nghiên cứu của UK Bathrooms đã phát hiện ra rằng 86% đàn ông dành phần lớn thời gian đọc sách của họ là khi đi vệ sinh, con số này ở phụ nữ chỉ là 27%.

Một nghiên cứu khác năm 2009 đăng trên tạp chí Chuyển động và Mối liên hệ giữa đường ruột và hệ thần kinh, cho biết trong số 499 người cả nam và nữ được khảo sát thì 64% nam giới và 41% nữ giới nói rằng họ thường đọc sách truyện trong nhà vệ sinh.

Nhà tâm lý học người Mỹ Johnathan Alpert giải thích họ làm như vậy vì họ tìm kiếm một việc làm khuây khỏa thoát khỏi các vấn đề của cuộc sống thường ngày. Ông nói: “khi không tìm ra cách giải thích y học cho hành động của một người dành nhiều thời gian trong nhà tắm, thì có thể đó là các lý do tâm lý. Có lẽ những người này thấy thời gian trong nhà vệ sinh là một cách trốn khỏi sự ồn ào của ngôi nhà bận rộn. Đó là nơi họ tìm đến như một chỗ trú ẩn hay có lẽ là nơi duy nhất họ có thể thực sự có chút thời gian được ở một mình”.

Điều này đặc biệt đúng đối với những ông bố có con nhỏ, họ viện cớ đi đại tiện lâu để có cơ hội sắp xếp lại các suy nghĩ của mình. Nhà tâm lý học Alpert chia sẻ: “tôi có một số bệnh nhân nói rằng nhà tắm cho họ một nơi đi trốn hoàn hảo khỏi các nghĩa vụ làm cha mẹ. Nhà vệ sinh có thể là nơi ẩn náu cho một số người vì không ai hỏi họ đang làm gì, ngay cả khi họ đã ở lâu trong đó. Đây thực sự có thể là một nơi an toàn”.

(Hãy nhớ rằng các ông bố dành ít thời gian chăm sóc con cái và nhà cửa hơn các bà mẹ. Những nghiên cứu và khảo sát nói trên cũng cho thấy các ông bố có nhiều thời gian giải trí hơn các bà mẹ, có lẽ họ đang lãng phí thời gian giải trí của mình trong nhà vệ sinh chăng?)

Theo nhà tâm lý học Alpert, “ai cũng xứng đáng có được sự riêng tư khi vào nhà tắm và một số người có thể là hơi lợi dùng điều đó một chút”. Tuy vậy, ngồi trong nhà vệ sinh trong một thời gian quá lâu cũng có tác hại. Các bác sĩ cảnh bảo rằng tư thế ngồi (và rặn) trên bệ vệ sinh quá lâu có thể tích tụ áp lực lên hậu môn, lâu dần có thể gây ra bệnh trĩ.

Hơn thế nữa, việc đi vệ sinh lâu cũng có thể là dấu hiệu của hành vi xấu. Ở một số người, biểu hiện ở trong nhà vệ sinh lâu có thể là của vấn đề thực sự, đặc biệt là nếu họ đem cả điện thoại vào theo. Nhiều người tranh thủ để gian dối bạn đời liên lạc với tình nhân, người khác có thể xem phim khiêu dâm hoặc tìm kiếm đối tượng trên các ứng dụng hẹn hò, cho dù họ đã có vợ/ chồng.

Nhưng đừng vội vàng kết luận nếu người đàn ông của bạn hay dành những khoảng thời gian “không đo đếm được” trong nhà vệ sinh, rất có thể anh ấy chỉ muốn có thêm vài phút được ở một mình.

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Lai rai nhắc chuyện cũ

Danh từ hay thành ngữ “Thả cầm thi. Thả kìm thơ” nầy, tôi nghe từ nhỏ, lúc chín, mười tuổi, hay mười hai, mười ba tuổi, do một nhạc sĩ...

Chùa Một Cột – ngôi chùa biểu tượng của nền văn hiến Việt

Một truyền thuyết kể rằng, chùa Một Cột được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049 vua đã mơ thấy mình được...

Ảnh về Mỹ Tho những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ Tho là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của khu vực Nam Bộ. Cùng xem những hình...

Vì sao nói “chà bá lửa”?

Chưa biết rõ khởi điểm bao giờ, hai tiếng “chà bá” đã lưu hành trong khẩu ngữ người Việt để diễn đạt cái nghĩa đã được diễn đạt bằng những...

Người Việt Nam có thời ấu thơ kéo dài nhất thế giới?

Không ít gia đình đang biến trẻ thành những chú “gà công nghiệp” – không có kỹ năng sống, không tư duy, không biết giải quyết vấn đề, thụ động...

Ba bài học quý giá từ cây tre

Hãy thử trồng 1 cây tre. Bạn gieo giống xuống đất, chăm sóc, tưới nước chu đáo mỗi ngày. Và bạn chờ đợi. Một năm trôi qua. Trong khi trăm...

Chai rượu trắng – Một thời khốn khó

Hồi những năm 1960 ở miền Bắc thực hiện hợp tác xã triệt để nên ở vùng nông thôn cái gì cũng thiếu thốn, khó kiếm, khó mua. Bữa cơm...

Biên chung, biên khánh – hai nhạc cụ độc đáo của cung đình nhà Nguyễn

Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội...

Ảnh tư liệu quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh tư liệu hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam...

Vẻ đẹp mộc mạc và bình dị về Cần Thơ năm 1968-1969

Đây là loạt ảnh đời thường thú vị do cựu binh Mỹ William Ruzin chụp ở Cần Thơ năm 1968 và 1969. Trên bến Ninh Kiều, Cần Thơ năm 1968. Ảnh:...

Tà Áo dài trong Thơ & Nhạc

“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người…” ( Đường về Việt bắc, Đoàn Chuẩn & Từ Linh ) Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của...

Thế gian một vợ, một chồng, chẳng như nhà Táo, hai ông một bà

Nhà Táo một bà hai ông: Đạo nghĩa vợ chồng dưới góc nhìn Kinh Dịch huyền bí. Thế gian một vợ, một chồng, Chẳng như vua bếp, hai ông một bà...

Exit mobile version