Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao người Do Thái dù phiêu bạt khắp nơi nhưng không có một người ăn mày?

Trong hơn 2000 năm, người Do Thái ly biệt quê hương và tản mạn đi khắp mọi khu vực của trái đất. Mãi đến năm 1947, khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, người Do Thái mới trở về đất nước của mình. Nhưng mà, là một dân tộc dù phải lang bạt hơn 2000 năm, nhưng Do Thái lại là dân tộc “độc nhất vô nhị” không có người ăn mày.

Người Do Thái cho rằng: Giáo viên vĩ đại hơn cả quốc vương. Họ vô cùng kính trọng giáo viên. Dựa vào học tập, tri thức và sách, người Do Thái dù lang thang ở bất kể nơi đâu họ cũng đều có thể sinh tồn, hơn nữa còn phát triển mạnh mẽ.

Người Do Thái là một dân tộc có tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ. Họ coi học tập là một phần của tín ngưỡng, học tập là một hình thức thể hiện sự tôn kính của mình đối với Thượng đế. Mỗi người Do Thái đều cần phải đọc sách.

Talmud chính là nguồn gốc trí tuệ của người Do Thái. Talmud có nghĩa là “nghiên cứu” hoặc “nghiên cứu và học tập”. Talmud cho rằng: “Học tập là thứ giúp hành vi hướng thiện, là nguồn gốc của đức hạnh. Sự thành kính, lương thiện, ôn hòa, ưu nhã của một người đều là dựa vào kết quả của giáo dục.”

Người Do Thái coi sách là bảo bối của cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách.

“Trí tuệ quan trọng hơn tri thức”. Như thế nào là tri thức? Tri thức chính là thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật. Còn trí tuệ là đem thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật tiến hành tổng hợp ra một phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Đối với con người, quan trọng nhất là cái gì? Là đến từ trí tuệ, mà trí tuệ lại đến từ tri thức.

Mục đích của đọc sách là để mở rộng tri thức, sau khi đã chuẩn bị được nguồn tri thức phong phú, bạn sẽ học được cách suy xét. Bạn sẽ minh bạch được đạo lý làm người hoặc là sẽ tìm được cách thức giải quyết vấn đề. Đây chính là trí tuệ! Vì vậy, trí tuệ đến từ tri thức và quan trọng hơn tri thức!

Người Do Thái ủng hộ sáng tạo cái mới. Họ cho rằng, việc sáng tạo ra cái mới chính là trí tuệ, phải dám hoài nghi, dám đặt câu hỏi bất cứ lúc nào, bởi vì tri thức càng nhiều sẽ càng sản sinh ra sự hoài nghi.

Người Trung Quốc thường hỏi con cái khi chúng tan trường là: “Hôm nay con làm bài thế nào?” Còn người Do Thái sẽ hỏi con: “Hôm nay con có đưa ra câu hỏi nào không? Hôm nay con có gì khác hôm qua không?”

Người Do Thái cho rằng, thông qua học tập mọi người có thể nhận thức chính mình và siêu việt chính mình.

Cách giáo dục của người Do Thái bao gồm cả đóng và mở. Đối với nội bộ người Do Thái là cởi mở, còn đối với bên ngoài là đóng kín, để duy trì sự cạnh tranh sinh tồn của người Do Thái. Talmud là kinh thánh chuẩn, trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 6 công nguyên, người Do Thái đã vận dụng nó 500 năm. Hơn 2000 giáo sĩ Do Thái và các nhà khoa học đã biên soạn ra cuốn sách quý này. Nó là bảo bối sinh tồn của người Do Thái.

Trên thế giới, dân tộc Do Thái là dân tộc hiểu nhất về nghệ thuật của giáo dục. Có thể nói, người Do Thái là dân tộc thành công nhất về giáo dục.

Người Do Thái cho rằng giáo dục có thể cải biến đời người, số mệnh, cải biến hết thảy. Vì vậy, trong hơn 2000 năm lang bạt trong lịch sử, hết thảy mọi thứ của họ đều bị cướp đoạt hết chỉ có sách và tri thức là không thể bị cướp mất.

Người Do Thái vô cùng coi trọng giáo dục, tri thức và sách. Chỉ có tri thức là tài phú quan trọng nhất, là tài sản có thể mang theo bên mình và còn cả đời có thể hưởng dụng.

Vì thế, người Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới xóa mù chữ. Từ trước năm 1947, ngay cả một mảnh đất lãnh thổ cũng không có. Thế nhưng, trong thời kỳ trung cổ, người Do Thái đã xóa mù chữ, vì vậy tố chất chỉnh thể của dân tộc này cao hơn của các dân tộc khác một bậc.

Dù với dân số ít ỏi, nhưng Do Thái là dân tộc đã giành được rất nhiều giải thưởng Nobel, với 169 người, chiếm 17.7% tổng số người giành được giải thưởng này của cả thế giới.

Chính những yếu tố này đã khiến cho người dân Do Thái dù phải phiêu bạt khắp thế giới hơn 2000 năm, nhưng lại là một nước duy nhất trên thế giới không có ăn mày.

Cây dừa ba ngọn ở Hà Tiên

Nếu là dân gốc Hà Tiên hay những người đã từng sống tại Hà Tiên vào những năm 1950 – 1970, ai cũng đều biết cây dừa ba ngọn ở...

Hà Nội năm 1930 nhìn từ máy bay

Cùng khám phá mọi ngóc ngách của Hà Nội thập niên 1930 qua loạt ảnh đặc sắc do người Pháp chụp từ máy bay. Khu vực phía Tây hồ Hoàn...

Kiểu người gặp được nhất định phải trân quý

Một người thực sự có trình độ là người không chỉ có năng lực mạnh mẽ để làm các việc, hành động nhanh chóng, mà họ cũng còn phải biết...

Bài học lịch sử về “lòng dân” vẫn còn nguyên giá trị

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều chiến công lẫy lừng bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc là nhờ biết dựa vào lòng dân, được dân giúp sức. Cũng có...

Quê hương ngày trở lại – Kỳ 1 – Sài Gòn-Châu Đốc-Hà Tiên

Về Sài Gòn tôi bị lạc. Tình trạng lạc hướng kéo dài trên taxi, xe ôm, đi một mình hay cùng gia đình, bè bạn, tôi thường lẩm nhẩm trong...

Việt Nam năm 1985 qua ảnh của Francoise De Mulder

Nhà máy tái chế phế liệu chiến tranh, những đứa con lai mẹ Việt – bố lính Mỹ, các em bé dị tật do di chứng chất độc da cam…...

Phong Tục Tết Của Người Dân Miền Nam Xưa

Nguyên Đán là ngày Tết truyền thống thiêng liêng và trọng đại của dân tộc; vì thế để đón chào một năm mới, người dân khắp nơi đều chuẩn bị...

Game Show Việt – Ngày càng nhảm nhí, rẻ tiền và dung tục

Các chương trình vui học, giáo dục, khám phá ngày một thiếu vắng dần trong khi những game show truyền hình giải trí hiện nay càng xàm, nhảm và dung...

Xóm lò Gốm Sài Gòn xưa

Kể từ mùa xuân Mậu Dần 1698 khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào nam kinh lược, “lấy đất Nông Nại làm phủ...

Khi bạn bắt đầu oán giận, may mắn đã quay đi rồi

Trong cuộc sống, mọi việc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi đối diện với khó khăn, khi thấy tương lai xa xôi mờ mịt, thay vì...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Cây trồng hai bên lê đường

Đường hòe, dặm liễu: theo anh Lê Ngọc Trụ, dặm là một chặng đường xa chừng 576 mét trái lại dặm của Pháp dài đến 4 cây số ngàn; một...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Ngô Văn Chiêu (1878 – 1932) Một Trong Những Vị Sáng Lập Đạo Cao Đài

Ngô Văn Chiêu là một trong những người thành lập đạo Cao Đài ở miền Nam, đạo hiệu là Ngô Minh Chiêu, sinh ngày 28 tháng Hai 1878 tại Bình...

Exit mobile version