Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao người xưa cực sùng bái chim phượng hoàng?

Nhiều giai thoại, truyền thuyết cổ xưa có đề cập đến loài chim phượng hoàng. Loài chim này tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý. Theo đó, hình ảnh phượng hoàng xuất hiện trong nhiều bức tranh, kiến trúc cổ như cung đình, đồ trang sức…

Một số nền văn minh trên thế giới như Ai Cập, Hy Lạp… có những giai thoại, truyền thuyết cổ xưa về chim phượng hoàng. Điểm chung của những câu chuyện về loài chim này là nó tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý.

Phượng hoàng được miêu tả trong các truyền thuyết là một loài chim bất tử.

Cụ thể, đầu và mỏ của phượng hoàng giống gà, cổ hơi dài giống như con hạc tiên và thân to lớn như một đại bàng hay công.

Phượng hoàng có bộ lông dài và rực rỡ nhiều màu sắc như đỏ, vàng, tím. Nó có đôi mắt màu xanh và tỏa sáng như những viên ngọc bích.

Loài chim phượng hoàng có khả năng đặc biệt gồm: nước mắt có thể chữa lành mọi vết thương hay bệnh tật, máu thịt giúp trường sinh bất tử hay tiếng hót có tác dụng diệu kỳ về tinh thần. Thậm chí, khi người nào ở gần phượng hoàng thì không thể nói dối.

Phượng hoàng không bao giờ chết hẳn khi vòng đời của nó không bao giờ kết thúc.

Nguyên do là vì khi già yếu, bị thương nặng thì phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình. Kế đến, nó tự thiêu bằng nguồn nhiệt của bản thân.

Từ đống tro tàn, phượng hoàng sẽ hồi sinh dưới hình dạng của một chú chim non và tiếp tục một vòng đời mới. Điều này được lặp đi lặp lại nên nó trở thành sinh vật bất tử.

Nhờ khả năng đặc biệt trên mà phượng hoàng trở thành biểu tượng của sự sống và cái chết.

Ngoài ra, phượng hoàng còn là biểu tượng của giả kim. Nó đại diện cho những thay đổi trong các phản ứng hóa học với những biến đổi về màu sắc, tính chất của các nguyên tố hóa học. Vì vậy, hình ảnh chim phượng hoàng được người xưa sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hội họa, kiến trúc cổ như cung đình, đồ trang sức… Video: Phượng hoàng mùa xuân: Nhạc nước triệu đô miễn phí (nguồn: VTC Now)

Hai cái tháp Rùa… soi bóng hồ Gươm

- Hai cái tháp Rùa... soi bóng hồ Gươm ! Sao lại hai ? Soi bói, bóng gió gì đây? - Chả soi, bóng gì cả. Sách vở nói như...

3 cảnh giới cao của đời người

Đời người có ba cảnh giới tưởng đơn giản nhưng lại khó đạt được, đó chính là nhìn xa, nhìn thấu và xem nhẹ. Chỉ nhìn xa người ta mới có...

Bệnh sĩ của nhiều người Việt: Mua iPhone, ăn mỳ tôm trừ bữa

Bạn bè đứa nào cũng iPhone, mình lạch cạch mấy con dế lởm thì nhục lắm, dù có phải ăn mỳ tôm trừ bữa cũng phải cố sắm một cái....

Kho báu còn lại của triều Nguyễn ở Monnaie De Paris

Ngày 05/07/1884, chỉ một tháng sau khi ký hoà ước Giáp Thân (còn gọi là hòa ước Patenôtre), quân đội Pháp vào được thành Huế và khám phá kho báu...

Hủ tiếu Mỹ Tho – 50 Năm Danh Hiệu

Hủ tiếu là món ăn gốc của người Triều Châu, mang vào Ðàng Trong được người mình Việt hóa. Hủ tiếu là món ăn bao gồm nước súp, thịt và...

5 điểm nhìn người để kết thâm giao

Con người có nhiều mặt, tự biết mình không dễ, muốn nhìn người lại càng khó thay. Các bậc trí giả từ xưa đến nay đều lưu lại cho chúng...

Ngày Tết của người Nha Trang

Từ hồi ký của một người Âu châu đã từng sống ở Nha Trang đầu thế kỷ 20, chúng ta có thể hình dung được không khí vui Tết của...

Trịnh Hưng – Nhạc Sĩ “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy…”

Không những chỉ nổi tiếng với bài hát Lối Về Xóm Nhỏ, Trăng Soi Duyên Lành.. từng được rất nhiều ca sĩ trình bày, nhạc sĩ Trịnh Hưng còn được...

Gốm Phù Lãng – một nét Kinh Bắc xưa

Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng gốm Phù Lãng một thời nhộn nhịp trên bến dưới thuyền. Ngày nay về đây, du khách vẫn vô cùng háo hức...

Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ?

Dẫu ra như thế rồi, thì muốn giải cái vấn đề: nên để hay nên bỏ chữ nho? cứ việc xem bên nước Đại Pháp đãi chữ La-tinh thế nào,...

Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh – Vị vua khai lập triều Nguyễn

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã...

Các Giải Văn Chương Ở Miền Nam Trước 1945

Trong các thập niên của đầu thế kỷ 20, một số các tư nhân và các Hội học ở miền Nam Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức các...

Exit mobile version