Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao trong thang máy thường lắp gương bốn phía?

Bạn đã bao giờ để ý thang máy thường lắp gương bốn phía? Bạn có biết vì sao thang máy phải lắp gương bốn phía? Đằng sau đó là một câu chuyện rất thú vị.

Vì sao thang máy lắp gương bốn phía?

Rất nhiều người chúng ta đều biết rằng trong thang máy thông thường có lắp một chiếc gương, chiếc gương này là có tác dụng gì?

Rất nhiều người cho rằng chiếc gương đó là có tác dụng để giúp cho những người khi vào trong thang máy sửa sang một chút dáng vẻ của mình. Câu chuyện thực ra tinh tế và cảm động hơn nhiều so với bạn nghĩ.

Câu trả lời chính là: Khi có người tàn tật ngồi xe lăn đi vào thang máy, anh ấy hay cô ấy không cần phải cố sức xoay người lại, mà vẫn có thể nhìn thấy đèn hiển thị các tầng từ trong gương.

Từ những việc nho nhỏ hay những chi tiết tỉ mỉ thể hiện ra sự tôn trọng đối với người khác, tựa như một đóa hoa cúc nho nhỏ, tuy không xinh đẹp đến “kinh thiên động địa”, nhưng lại âm thầm lặng lẽ tỏa từng chút từng chút hương thơm, nhẹ nhàng mà thật ấm áp.

Vì sao vào thang máy chúng ta lại ngó lên trần?

Bình thường, khi đợi thang máy, mọi người có thể cười nói ồn ào nhưng một khi bước vào bên trong, hầu hết người ta đều im lặng và đối mặt với cánh cửa.

Nếu thêm một ai đó bước vào, những người bên trong di chuyển để nhường chỗ. Những lúc như vậy, chúng ta mường tượng đến một điệu nhảy trong căn phòng vuông vức và chật hẹp.

Nếu chỉ có mình bạn trong thang máy, bạn thoải mái làm đủ thứ chuyện. Nếu có thêm một người nữa, hai người thường đứng ở hai góc chéo nhau và giữ khoảng cách tối đa, giống như một quy luật bất thành văn.

Đến khi người thứ ba bước vào, một hình tam giác sẽ được hình thành. Và tất yếu, người thứ tư sẽ làm thành một hình vuông với mỗi người án ngữ ở một góc, dành khoảng giữa cho người thứ năm và những người kế tiếp.

Hầu như phản ứng của tất cả mọi người ở trong thang máy là nhìn xuống hoặc nhìn lên, hoặc sử dụng điện thoại trong thời gian chờ đợi.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại thấy lúng túng khi đặt chân vào thang máy? Theo giáo sư Babette Renneberg, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Trường ĐH Tự do Berlin (Đức), lý do chủ yếu là “không có đủ không gian”.

Thông thường, chúng ta đứng cách người khác một cánh tay. Nhưng trong thang máy, hầu hết phải đứng sát bên cạnh nhau. Điều đó làm mất tự nhiên” – bà Renneberg nói và cho biết thêm với không gian chật chội trong thang máy, mọi người phải hành động để không gây chú ý của người bên cạnh. Cách dễ nhất là tránh ánh mắt của nhau, biểu hiện thường được cho là sự lúng túng trong giao tiếp.

Một số quận huyện trên đất Lĩnh Nam thời Hán – Căn nguyên của một số ngộ nhận lịch sử

Những nghi ngờ về vị trí các quận huyện của Giao Châu đời Hán và Lục triều Hiện nay, dù muốn hay không thì người ta vẫn phải thừa nhận...

Lào Cai năm 1906 qua ống kính Marthe Imbert

Cùng xem những hình ảnh lịch sử quý giá về thị trấn Lào Cai năm 1906 do nữ nhiếp ảnh gia người Pháp Marthe Imbert thực hiện. Thị trấn Lào...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 2 – Thí Sinh

Không phải bất cứ ai biết chữ, học đủ Tư Thư, Ngũ Kinh, "Bách gia chư tử" là được tự do dự thi Hương. Muốn đi thi phải có đủ điều kiện....

Làm Người

1. Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt...

Thiền Tộc Tự Thuật

Ban nhạc La Cigale hợp xướng bản Hè Về của nhạc sĩ Hùng Lân của Việt Nam một cách xuất sắc. Cả hội trường vỗ tay theo nhịp điệu của...

Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành.

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu,...

Xưng hô thế nào cho đúng?

Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên...

Đại thắng quân Xiêm trên sông Vàm Nao – Cổ Hủ, thêm một dấu son về niềm tự hào dân tộc!

Còn nhớ, tại cuộc hội thảo “Danh tướng Trần Văn Năng” tổ chức năm 1999 tại Thanh Bình (Đồng Tháp), qua những bài tham luận của các đại biểu, và...

Sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai?

Cùng tìm hiểu tại sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai? 1. Thị Nói tới thị xin mọi người trở về cái thời hồng hoang, ăn...

Nhân vật Nguyễn Hoằng

Khi mới tập tành nghiên cứu, tôi chọn môt đề tài rồi đi tìm tư liệu. Dần dần tôi khám phá ra rằng có khi mất cả năm tìm kiếm...

Nguyên văn ít biết của câu “hậu sinh khả úy”

“Hậu sinh khả úy” là một câu thành ngữ dùng để chỉ tài năng của lớp trẻ, cho rằng họ đáng được tôn trọng, vì họ thông minh, dễ thích...

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) vài truyền thuyết

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) (1) tự là Tiết Phu, người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Duơng, nổi tiềng học vấn uyên thâm, có tài ứng đối mẫn tiệp nhưng người thấp bé,...

Exit mobile version