Vì sao lại là kem ăn với ốc quế, vì sao ống tiết kiệm lại có hình chú heo… bạn có cho rằng mình hiểu hết những công dụng, ý nghĩa của các vật dụng này?
Cuộc sống này có vô vàn điều mà bạn nhìn thấy mỗi ngày nhưng lại không hiểu vì sao chúng xuất hiện và coi chức năng của nó là 1 sự hiển nhiên. Nhưng sự thật là, cái gì cũng có lý do của nó cả đó.
1. Vì sao ống tiết kiệm thường có hình chú heo
Ống heo tiết kiệm là vật dụng quen thuộc của nhiều người, tuy nhiên bạn có thắc mắc vì sao chúng lại có hình chú heo mà người ta hay nói là “bỏ lợn” không?
Trong thời Trung cổ ở nước Anh, người ta thường cất giữ tiền trong các lọ làm bằng đất sét được gọi là ” lọ pygg” – có nguồn gốc từ chữ “pygg” (đất sét màu cam).
Theo thời gian, các loại bình này biến mất, nhưng thói quen tiết kiệm vẫn còn đó. Chữ “Pygg” lại có phát âm gần giống với “pig” (chú heo), vì thế nhiều người đã sản xuất ra chú heo bỏ ống tiết kiệm mà bạn thấy ngày nay.
2. Tua rua trên giày
Vào giữa thế kỷ 20, một thợ đóng giày tên là Nils Tveranger đã lấy niềm cảm hứng từ đôi giày ngư dân Na Uy để sáng tạo ra chiếc tua rua giày. Theo đó, những chiếc tua rua trên giày này có thể thắt chặt lại, giúp đôi giày cố định trên bàn chân.
Từ ý tưởng này, Tveranger đã quyết định kết hợp đôi giày của ngư dân và giày dép Ấn Độ để tạo ra những chiếc giày có tua rua. Tuy nhiên sau này, các sợi dây buộc sớm bị “mất việc” và trở thành 1 phụ kiện trang trí cho giày.
3. Tại sao bánh mì có vết khứa trên mặt
Ngay cả những người làm bánh cũng chưa đưa ra được sự giải thích trọn vẹn cho việc vì sao trên bề mặt bánh mì có những vết khứa.
Một số người cho rằng, những vết khứa trên bề mặt bánh mì là để chúng đẹp hơn nhưng số khác lại nói, vết khứa đó sẽ giúp cho bánh không bị nứt, vỡ.
Giả thuyết thứ 2 có vẻ thực thế hơn nhưng cũng có nhiều loại bánh không có vết khứa trên bề mặt vẫn không bị nứt, vỡ mà, phải không?
4. Kem để trong những chiếc ốc quế, vì sao nhỉ?
Vào cuối thế kỷ 19, kem được bán trong những chiếc ly. Những chiếc ly này đều được rửa sạch bằng nước kĩ lưỡng trước khi khách hàng khác sử dụng.
Tuy nhiên, vào năm 1904, thời tiết quá nóng khiến cho lượng người mua kem tăng vọt, người bán không còn đủ tay để rửa, tráng những chiếc ly nữa, vì thế ông đã dùng những miếng bánh mì rỗng để đựng kem. Điều này tạo ý tưởng cho người bán bánh quế gần đó, ông nhanh chóng lăn chiếc bánh quế của mình thành hình nón và cung cấp cho hàng bán kem.
Mọi người đều cảm thấy vô cùng thích thú với sự sáng tạo này và từ đó, kem ốc quế ra đời.
5. Bàn phím máy tính không phải ABCDEF mà lại là QWERTY?
Một số người nghĩ rằng việc sắp xếp các chữ cái này sẽ giúp bạn đánh các phím sử dụng thường xuyên một cách dễ dàng.
Nhưng đó chỉ là một phần của sự thật. Thực tế, chiếc máy đánh chữ đầu tiên, đăng kí bản quyền sáng chế vào năm 1868, được thiết kế với bàn phím sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái cùng kiểu dáng có thể làm người ta liên tưởng đến những phím đàn piano.
Tuy nhiên, với cách sắp xếp này, các phím thường xuyên bị kẹt lại với nhau do các chữ cái có tần suất sử dụng lớn được xếp quá sát nhau.
Vì lý do này, một trong những người đã tạo ra chiếc máy gõ chữ đầu tiên, Christopher Latham Sholes đã tạo ra kiểu bàn phím QWERTY để dàn đều các phím phổ biến nhất với mục đích làm giảm các vấn đề kĩ thuật có liên quan như đã nhắc tới bên trên