Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ăn “mày” là gì? “mày” có phải là đồ ăn?

Trong giới nghệ sĩ sân khấu (cải lương, kịch nói, ca nhạc), có một điều kiêng kỵ bất thành văn là nghệ sĩ không bao giờ cho tiền người ăn mày. Điều này xuất phát từ câu chuyện được truyền miệng rằng, ông Tổ nghề sân khấu vốn xuất thân từ ăn mày, bởi nghề hát sống nhờ vào đồng tiền của khán giả thưởng thức. Hay nói trắng ra là “ăn mày” khán giả. Bởi vậy mới có chuyện nghệ sĩ làm từ thiện khắp nơi nhưng không bao giờ đi bố thí cho người ăn mày, vì làm thế khác nào phạm thượng với tổ nghiệp. Vậy ăn mày có xuất xứ như thế nào?

Ăn mày, tiếng Anh là Beggar, Hán Việt là hành khất, tiếng lóng theo tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung là Cái Bang, còn Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn Ngữ Học) định nghĩa từ ăn mày gồm 3 lớp nghĩa: 1. xin của bố thí để sống. 2. cầu xin của thánh, Phật, theo tín ngưỡng 3. người chuyên ăn mày để sống.

Xuất xứ của từ ăn mày chính là ở lớp nghĩa thứ 3 ở trên. Trong 2 từ ăn mày thì nghĩa của từ mày có lẽ không nhiều người biết. Đây là tên gọi của lớp vảy vỏ nhỏ xíu nằm phía trên đầu của hạt gạo, khi xay xát hoặc nghiền nhỏ, mày sẽ bị rơi xuống giống như một thứ bụi vụn dễ lẫn vào cám hoặc hạt tấm “loại hai” [loại gạo bụi rất nhỏ so với tấm “loại một” vẫn bán ở các tiệm cơm tấm hiện nay]Trường hợp hạt thóc không xay ra làm gạo mà được ủ làm lúa giống thì mày sẽ trở thành mầm lúa

Thường thì những loại này (gồm mày, tấm loại hai, cám, …), người ta dùng để nấu cho lợn ăn hoặc nếu có bỏ đi cũng không tiếc. Ăn mày nghĩa gốc ban đầu chính là dùng chỉ những người khốn khổ, đói cơm, phải đi gom nhặt những thứ người ta bỏ đi hoặc ban phát chút của “ăn không hết” là mày gạo, cám, mày ngô.

Trong tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa, nhà văn Hồ Biểu Chánh có một đoạn mô tả rất đắt về tình cảnh khốn cùng của nhân vật Lê Văn Đó. Nhà không còn gì ăn, những củ khoai củ bắp cuối cùng cũng đã hết sạch đến nỗi phải luộc cả cỏ mà ăn, mẹ già bệnh, chị dâu và 7 đứa cháu nằm thở thoi thóp vì đói, trong khi đã mấy ngày rồi Đó không được ai kêu mướn làm. Buộc lòng Lê Văn Đó đã phải giựt trộm nồi cháo heo của nhà ông bá hộ Cao để mẹ, chị và các cháu ăn đỡ.

Kể vậy để thấy rằng vì hoàn cảnh chẳng đặng đừng mới phải ăn mày gạo, cám, … là những thứ vốn dùng cho lợn hoặc thứ bỏ đi. Và cũng vì cùng đường tận lối mới phải theo “nghề” ăn mày, chứ cũng ngậm ngùi lắm, tủi hổ lắm.

Ngày nay, ăn mày đã biến tướng và trở thành một vấn đề nhức nhối của đô thị. Bên cạnh những người ăn mày “xịn” vì hoàn cảnh mới phải xin bố thí của thiên hạ, vẫn có những thanh niên sức dài vai rộng cũng tự “biến” mình thành kẻ tàn tật để gợi lòng thương hại của người khác mà xin ăn.

5 công trình kỳ vĩ của Tần Thủy Hoàng khiến thế giới kinh ngạc

Tuy rằng Tần Thủy Hoàng chấp chính chỉ có 37 năm, nhưng lại hoàn thành rất nhiều công trình ‘vô tiền khoáng hậu’ với tốc độ đáng kinh ngạc… Năm...

Chùa Vĩnh Nghiêm – ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn

Tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa thu hút lượng du khách đông đảo hàng đầu của Sài Gòn. Tọa...

Từ Collège de Mytho đến trường trung học Nguyễn Đình Chiểu

Ngay sau khi chiếm xong Gia Định, đô đốc Charner đã ký nghị định ngày 8 tháng 5 năm 1861 thành lập Trường thông ngôn Collège annamite-français d’Adran để dạy...

Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay

Tối chủ nhật, mở chương trình truyền hình trên TV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên là “Phòng Trà...

Trung Quốc: Từ quốc gia sao chép bị khinh thường đến siêu cường công nghệ

Quá trình chuyển đổi từ một công xưởng sản xuất hàng giá rẻ toàn cầu thành một siêu cường công nghệ cao hoàn toàn không phải sự tình cờ. David...

Giặc Cờ từ phương Bắc – Kỳ 3/Hết – Giặc Cờ Đen

Quân Cờ Đen (giản thể: 黑旗军; phồn thể: 黑旗軍; Hán-Việt: Hắc Kỳ quân; bính âm: Hēi qí jūn; Việt bính: hak1 kei4 gwan1) là một nhóm đảng cướp có quân số đa số xuất thân từ quân đội người Tráng, di chuyển từ...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Chuyện LaDe – Bia Sài Gòn

Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại hãng BGI, Sàigòn, tức là hãng Brasseries, Glacières d’Indochine,...

Đi tù vì “nhạc vàng”

Năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi đi xuất khẩu lao động từ Cộng hòa Dân chủ Đức về.Trong hành trang của bà, có một túi vải to khá nặng,...

Trần Hữu Trang – Cuộc đời và tác phẩm

Soạn giả cải lương Trần Hữu Trang quê ở xã Phú Kiết, tỉnh Tiền Giang (trước đây là tỉnh Mỹ Tho, trước nữa là tỉnh Định Tường). Soạn giả là...

Sự khác biệt trong cách gọi con đầu lòng giữa hai miền Nam-Bắc

Ở miền Bắc, con đầu lòng được gọi là con cả (anh cả, chị cả, thằng cả, con cả) trong khi ở miền Nam và miền Trung, con đầu lòng...

Vùng đất Chợ Lớn năm 1925 qua ống kính của người Pháp

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” và nhiều điều lý thú khác ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện. Ảnh:...

Exit mobile version