Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bát Tiên trong Đạo giáo và Điển tích “ Bát tiên quá hải”

Bát Tiên (八仙) là tám vị Tiên trong thần thoại Trung Quốc. Quyền năng của mỗi vị tiên này có thể chuyển thành Pháp khí ( 法器). Có pháp lực rất lớn, có thể trao cho ai đó sự sống, cũng như tiêu diệt sự tồn tại của cái ác . Bát Pháp khí gọi là “Ám Bát Tiên” ( 暗八仙).

Họ không giống những vị tiên khác, bởi vì tuy họ có lai lịch rất lớn. nhưng đều phải đầu thai làm người thường, rồi từ đó mà tu hành lên. Cho nên, dân gian coi họ là biểu tượng của sự trường sinh và những điềm lành. Người ta cho rằng họ sống ở đảo núi Bồng Lai . Phần lớn họ được cho là sinh ra vào thời nhà Đường hoặc Nhà Tống. Bát Tiên được tôn sùng bởi những người theo Đạo giáo. và là một thành tố được biết đến rộng rãi của văn hoá Trung Hoa.

Bát Tiên trong Đạo giáo và Điển tích “ Bát tiên quá hải”

I. Bát Tiên là những ai?

Trong “Ẩm trung Bát Tiên ca” của Đỗ Phủ – nhà thơ lớn triều Đường thì Lý Bạch, Hạ Tri Chương, Lý Thích Chi, Hán Dương Vương Lý Tấn, Thôi Tông Chi, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại là “Tửu Trung Bát Tiên”. Tám vị tiên này đều giỏi uống rượu và ở vào thời nhà Đường.

Trong “Thục Ký” của Tiêu Tú nhà Tấn lại lấy Dung Thành Công, Lý Nhĩ (Lão Tử), Đổng Trọng Thư, Trương Đạo Lăng, Nghiêm Quân Bình, Lý Bát Bách, Phạm Trường Sinh, Nhĩ Chu Tiên Sinh là “Thục Trung Bát Tiên”. Theo Đạo giáo thì tám vị này đều là những người đắc Đạo thành Tiên trong thời kỳ nhà Thục.

Còn “Bát Tiên” trong truyền thuyết cổ đại bao gồm: Thiết Quải Lý (Lý Thiết Quải), Hán Chung Ly (Chung Ly Quyền), Trương Quả Lão, Hà Tiên Cô, Lam Thải Hòa, Lã Động Tân, Hàn Tương Tử và Tào Quốc Cữu.

Những câu chuyện về tám vị Tiên này được các văn nhân thời Đường, Tống, Nguyên, Minh ghi chép lại rất nhiều. Nhưng tính danh của các vị Tiên lại có sự bất đồng. Trong vở tạp kịch “Bát Tiên khánh thọ” của Chu Hữu Đôn thời nhà Minh thì trong 8 vị Tiên này. không có Hà Tiên Cô mà được thay bằng Từ Thần Ông.

Đến tác phẩm “Bát Tiên xuất xử đông du ký truyện” hay còn gọi là “Đông Du Ký” thì trong 8 vị Tiên này lại không có Từ Thần Ông. mà thay vào đó là Hà Tiên Cô. Cũng kể từ đó, “Bát Tiên” mà dân gian truyền lại mới cố định cho đến ngày nay.

Dưới đây là thân thế của các vị “Bát Tiên” trong truyền thuyết

1. Lý Thiết Quài (铁拐李)

Lý Thiết Quài

Lу́ Thiết Quài cưỡi bạch tượng, đứng đầu bát tiên – vị tiên có quyền năng nhất trong 8 vị. Trong Bát Tiên thì Lý Thiết Quải là vị Tiên đắc đạo đầu tiên và sau đó có công giúp các vị kia thoát tục thành Tiên

Theo “Đông Du Ký”, sau khi Thiết Quải (Lý Huyền) đắc Đạo đã độ (Độ là khuyên bảo một người nào đó đi tu hành) Chung Ly Quyền. Chung Ly Quyền lại độ Lã Động Tân. Hai người họ lại cùng nhau độ Hàn Tương, Tào Hữu, Trương Quả, Lam Hòa, Hà Tiên Cô, thành “Bát Tiên”.

Tương truyền, ông là người triều Tùy, họ Lý, tên Huyền (một thuyết tên Hồng Thu, học đạo của Thái thượng lão quân), thường lìa linh hồn ra khỏi thể xác xuất du.

Lần đó, xuất hồn đến triều bái Lão quân. đệ tử lỡ lầm đem xác đi thiêu đốt, lúc trở về không còn xác để nhập. đành nhập vào xác một người ăn mày chết đói.

Từ đó vốn là một người thân thể cao lớn trở thành lão ăn mày rách rưới dơ bẩn, lại khập khễnh một chân. hình hài kỳ quái, ngôn ngữ lạ lùng, hành vi ngược ngạo, thần đeo hồ lô, tay chống gậy sắt, pháp thuật vô biên. Ông thường ban thuốc trị bệnh cứu người.

Trong “Sơn Đường Tứ Khảo” của tác giả Bành Đại Dực. triều Minh lại viết rằng: Vị Tiên Quải Thiết họ Lý, chân bị tàn tật được Vương Mẫu Nương Nương làm phép thăng Tiê.  phong tước vị Đông Hoa giáo chủ và được nhận một cây Thiết Trượng.

2. Chung Ly Quyền (汉钟离)

Chung Ly Quyền

Chung Ly Quyền cũng gọi là Hán Chung Ly cưỡi Nai tiên. trong “Bắc ngũ Toàn chân đạo”. ông được gọi là “Chính Dương chân nhân”. Các truyền thuyết quan hệ tới ông, sớm nhất xuất hiện vào đời Ngũ đại, đầu Tống.

Truyền thuyết, trong các bằng hữu của Trần Đoàn đầu đời Tống có một vị Chung Ly tiên sinh. tự xưng là “thiên hạ đô tản hán”. Xét các thư tịch thời ấy quả có người thực, nhưng không phải là một đạo nhân cũng chẳng có gì thần kỳ. nhưng trong truyền thuyết dân gian. biến ông thành đại tướng triều Hán, vì đánh trận thua mà giác ngộ đạo thành tiên. sau này lại độ hóa Lã Động Tân.

Ông là vị tiên luyện nước thánh và tay phe phẩy chiếc quạt thần dùng để cứu người bệnh. Khi mới sinh, trên nóc nhà ông có hào quang sáng rực. Chung Ly Quyền tượng trưng cho sức khỏe và quyền năng chữa bệnh. Có vị tiên này trong nhà sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh.

3. Tào Quốc Cữu (曹国舅)

Tào Quốc Cữu (曹国舅) trong bát tiên

Tào Quốc Cữu, cưỡi Mai Hoa Lộc. Sách “Tục văn hiến thông bảo” chép: Tào Quốc Cữu, con của Tào thái hậu đời Tống. Nên gọi là Quốc Cữu (Cậu em của vua).

Ông kết bạn với Hán Chung Ly và Lã Động Tân sau đó từ bỏ vinh hoa phú quý và tu tiên. Ông thường mặc một chiếc áo nhà quan quý phái, toát lên vẻ cao quý, thanh nhã. Đặt vị tiên này trong nhà sẽ giúp con đường công danh. Địa vị xã hội được thăng tiến.

Sau khi liên hệ với Bát tiên, sự tích của ông được ghi chép dần nhiều. Thế nhưng, trong Bát tiên, chỉ một mình ông ăn mặc kiểu quan lại. Khác hẳn với các tiên khác phần lớn có dáng ẩn sĩ áo vải.

4. Lã Động Tân (吕洞宾)

Lã Động Tân (吕洞宾) trong Bát Tiên

Lã Động Tân cưỡi Hạc tiên, tuy không phải là người đầu tiên. Nhưng lại là người nổi tiếng nhất trong Bát tiên và là người có nhiều truyền thuyết dân gian nhất.

Sách “Liệt tiên toàn truyện” chép: Lã Nham, tự Động Tân, người ở Vĩnh Lạc đời Đường. Hai lần thi tiến sĩ không đỗ, tuổi 64. Du lịch đến Trường An uống rượu, gặp Vân Phòng tiên sinh, cứu độ truyền đạo.

Vân Phòng mười lần thử Động Tân đều không hề động tâm. Bèn dắt Động Tân đến Hạc lãnh, truyền cho bí quyết Thượng thanh. Lã Động Tân đắc đạo, bắt đầu chu du Giang, Hoài, thử linh kiếm, trừ giao long, lúc ẩn lúc hiện. Biến hóa hơn bốn trăm năm, người ta không ai rõ.

Ông xuất thân Đạo gia nên thường sử dụng phất trần và kiếm phép. Kiếm phép là kiếm biết bay và nghe theo lời ông sai khiến. Ông được tôn là ông tổ của nghề thợ cạo.

Là một học giả ẩn dật được tôn sùng như thần hộ mệnh của những người bệnh. Thanh kiếm của ông có phép thuật để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và loại bỏ những nguồn năng lượng xấu. Tay phải ông cầm phất trần để chữa bệnh.

Đặt vị tiên này trong nhà sẽ giúp cho mọi thành viên của gia đình tránh được bệnh tật do âm khí tạo ra.

5. Hà Tiên Cô (何仙姑)

Hà Tiên Cô, nữ tiên duy nhất trong Bát tiên cưỡi chim Phượng hoàng. Người Tăng thành đời Đường. Họ Hà, tên Quỳnh. Thuở nhỏ gặp dị nhân cho nàng ăn đào tiên. Từ đó không thấy nữa. Hà Tiên Cô có thể biết trước họa phúc. Được người làng kính trọng như thần, sau lên tiên đi mất. Truyền thuyết nàng có pháp bảo là lá sen, hoa sen.

Tương truyền lúc còn nhỏ bà vốn được gọi là Hứa Sinh (là tên con trai). Sau mới được coi là nữ (nhiều tài liệu cho rằng bà đã cải giống chuyển từ nam thành nữ). Bà rất có hiếu. Một lòng phụng dưỡng mẹ già ốm đau, nhờ đó mà đắc đạo thành tiên.Khi còn bé, vị tiên này có 6 cái xoáy trên đầu mà ai cũng cho là kỳ tướng.

Sau khi thành tiên, Hà Tiên Cô thường cầm hoa sen linh thiêng và cây phất trần. Nếu thờ bà trong nhà thì những người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn. Hoa sen và trái đào biểu thị cho sự sung túc và trù phú.

6. Lam Thái Hòa (蓝采和)

Lam Thái Hòa cỡi mây . Sách “Kế tiên truyện” chép: Lam Thái Hòa, dật sĩ cuối Đường, thường mặc áo lam rách, đeo dây lưng đen, một chân đi hài, một chân không. Mùa hạ mặc áo bông, mùa đông nằm trên tuyết, mỗi khi vào chợ ăn xin, tay cầm sênh phách, hát vang đạo ca. Sau Lam Thái Hòa uống rượu say, cỡi mây hạc từ từ bay mất.

Tương truyền Lam Thể Hòa (hay còn gọi là Lam Thái Hòa) do Xích Cước Đại Tiên đầu thai xuống trần. Có hình dáng cậu bé trai (hoặc bé gái trong nhiều dị bản), tay xách giỏ hoa. Thường mặc áo rộng màu xanh, buộc dây lưng đen, một chân đi đất, một chân mang giày. Mùa hè mặc áo bông mà không biết nóng nực, mùa đông chỉ mặc áo đơn mà không biết lạnh.

Ông sinh vào cuối thời Thương và đắc đạo sau một trận say túy lúy. Trời long đất lở, ông được một con ngỗng trời đưa về trời.Thường ngày, ông ra chợ, vừa ca vừa gõ nhịp, để xin tiền bố thí.

Những bài ca do ông tự đặt ra đều có ý khuyên người đời bỏ dữ theo lành. Tiền xin được, ông cột vào dây lưng và bố thí cho người nghèo khổ. Lam Thể Hòa là một vị tiên mang đến sức khỏe và niềm vui cho gia đình.

7. Hàn Tương Tử (韩湘子)

Hàn Tương Tử, cưỡi chim Công, người Xương Lê đời Đường. Truyền thuyết ông là cháu của văn họa gia nổi tiếng Hàn Dũ. Hãn Dũ bị biếm đi Triều Châu. Khi đến Lam quan, từng làm tặng Hàn Tương “Mây che Tần Lĩnh nhà đâu tá? Tuyết lấp Lam quan ngựa chẳng đường”.

Cuối đời Đường, câu chuyện tiên thuật của ông được truyền tụng đến giữa đời Bắc Tống. Chính thức liệt ông vào các tiên Đạo giáo. Nhân có truyền thuyết ông cùng học đạo với Lã Động Tân nên ông được liệt vào trong Bát tiên.

Hàn Tương Tử là người có biệt tài thổi sao nên được gọi là Học Sỹ thổi tiêu. Ông đã sáng tác những bản nhạc êm dịu từ ống sáo thần.

Tiếng sáo thần thu hút những điềm lành bao quanh ông. Vì thế mà tất cả muông thú, côn trùng. Cây cỏ đều phát triển mạnh mẽ khi ông xuất hiện. Khả năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho cây cối mọc nhanh trong tích tắc.

Hình ảnh Hàn Tương Tử với rất nhiều những mầm cây trong chiếc bao tải đeo sau lưng. tượng trưng cho một cuộc sống viên mãn.

8. Trương Quả Lão (张果老)

Trương Quả Lão cưỡi Lừa, là người có thực trong lịch sử. Ông là đạo nhân đời Đường, tên Trương Quả. Chữ Lão là tiếng tôn xưng đối với ông. Ông tự xưng là đã vài trăm tuổi

Võ Tắc Thiên từng mời ông vào triều, ông từ chối. Huyền tông là người mê pháp thuật, từng định gả công chúa cho ông, nhưng Trương Quả cương quyết từ chối, quay về núi.

Là một lão tiên chuyên nghề thuật sĩ và những lĩnh vực huyền bí. Vật tiêu biểu là cái trống cơm và con lừa mà ông luôn cưỡi nhưng ngồi ngược.

Khi không cưỡi, ông gói con lừa lại cho vào một cái bị cói đeo kè kè sau lưng.Trương Quả Lão tay mang một nhạc cụ giống như ống tre. Ông nắm giữ sự thông thái của tuổi già. Ông được tôn là nhà hiền triết, ban sự thông thái, minh mẫn cho những người cao tuổi trong gia đình.

II. Những pháp khí tiên thuật vạn năng của Bát Tiên

Nhắc đến tám vị tiên huyền thọai trong truyền thuyết, không thể không nhắc tới những pháp khί kỳ lạ trong “Bát tiên quá hải, các hiển thần thông” (tám vị tiên vượt biển, triển hiện thần thông).

Những pháp khί này là “Bát Tiên ám”, cũng gọi là “Đạo gia bát bảo”, mang у́ nghĩa cát tường, cũng đại diện cho tiên thuật vạn năng. Trong đό có hồ lô, phiến tử (cάi quạt), bảo kiếm, liên hoa (bông sen), hoa lam (giỏ hoa), ngư cổ, địch tiêu, Âm Dưσng bản.

Lý Thiết Quải : Thiết Trượng và Hồ Lô

“Trong hồ lô có chứa ngũ phúc”, hồ lô cὐa Lу́ Thiết Quἀi cό thể cứu giύp chύng sinh.

Hán Chung Ly : Phiến Tử (chiếc quạt)

“Khinh dao tiểu phiến lạc đào viên” (chỉ cần lắc nhẹ chiếc quạt cũng vui vẻ), chiếc quạt cὐa Hán Chung Ly có khả năng cải tử hồi sinh.

Lã Động Tân : Thuần Dương Kiếm

“Kiếm hiện linh quang, yêu ma quỷ quái đều sσ̣ hãi”, thanh bảo kiếm cὐa Lã Động Tân có khả năng tránh tà, đuổi ma.

Trương Quả Lão : Ngư Cổ (cái mõ hὶnh con cá)

Bảo vật ngư cổ (trống cả) cὐa Trưσng Quả Lão cό thể nόi về mạng sống của con người. “Gõ vào Ngư Cổ sẽ vang lên phạm âm”, nghῖa là cό thể đoán trước sự việc xảy ra trong một đời người.

Lam Thái Hòa : Hoa Lam (giὀ hoa)

“Thứ cất chứa trong giỏ hoa không phải là vật của phàm trần”, chiếc giὀ cὐa Lam Thái Hὸa có khả năng quảng thông thần minh, giúp chư Thần gia tăng sức mạnh.

Hà Tiên Cô : Liên Hoa (đóa sen)

“Tay cầm liên hoa, không vướng bụi trần”, bông sen cὐa Hà Tiên Cô có khả năng tu tâm dưỡng tính.

Hàn Tương Tử : Ngọc Tiêu

“Tử tiêu thổi ra âm thanh có thể ổn định hàng trăm cơn sóng lớn mạnh”, chiếc sáo cὐa Hàn Tương Tử có khả năng khiến vạn vật sinh sôi nảy nở

Tào Quốc Cữu : Ngọc Bản (miếng ngọc)

“Ngọc bản thanh tẩy, tịnh hoá vạn vật”, tấm ngọc cὐa Tào Quốc Cửu có khả năng thanh tẩy, tịnh hoá mọi vật chung quanh.

Những pháp khí của Bát tiên không chỉ là báu vật nơi tiên thánh, mà cὸn là biểu tượng cho trί huệ và pháp lực vô biên. Các vị tiên đều từ người thường mà tu thành, đều từng trải qua quá trὶnh tu luyện gian khổ trước khi đắc Đạo thành tiên, trở thành bậc thánh thần, tiêu diêu tự tại nơi thiên giới. Câu chuyện về họ đã ghi dấu ấn cho một thời nhân thần đồng tại trong văn hóa Thần truyền phương Đông

III. Điển tích “Bát tiên quá hải, các hiển thần thông” (八仙过海,各显神通 )

Trong dân gian có một câu mà ai ai cũng biết, đó là:

“Bát tiên quá hải, các hiển thần thông” (Bát tiên đi qua biển, mỗi người đều trổ phép thần thông). Câu này dùng để ví mỗi người đều có bản lĩnh và phương pháp riêng. Bát tiên quá hải cũng như “đồng chu cộng tế”( 同舟共济), mọi người cùng ngồi chung một thuyền.

Một ngày, Vương Mẫu nương nương mở yến hội bàn đào và mời các vị thần tiên cùng tới tham dự. Bởi Vương Mẫu nương nương là nữ Thọ tinh. Cai quản việc luyện thuốc trường sinh ở núi Côn Lôn. Do vậy hội bàn đào của bà cũng vô cùng đặc biệt.

Tương truyền, vườn đào tiên được chính Vương Mẫu nương nương tự tay vun trồng, có hết thảy 3.600 cây. Phía trước là 1.200 cây với hoa nhỏ trái nhỏ, 3.000 năm mới chín, người ăn đào này thì thân thể nhẹ nhàng, thanh xuân mãi mãi. Ở giữa là 1.200 cây, hoa nở thành tầng, trái thơm quả ngọt, 6.000 năm mới chín. Ăn vào có thể cưỡi mây lướt gió, bay bổng lên chín tầng thiên.

Phía sau là 1.200 cây, trái tím hạt vàng, 9.000 năm mới chín. Người ăn vào sẽ phúc lộc cùng trời đất, thọ ngang cùng nhật nguyệt, mãi mãi bất lão trường sanh. Cho nên nói, bàn đào là vật báu của thiên địa mà chốn phàm trần không thể có.

Trong yến hội bàn đào, thần tiên khắp mười phương thế giới đều tề hội đông đủ, tiên khí bao phủ, mây lành vây quanh. Trong đó có tám vị tiên huyền thoại, được gọi là “Bát tiên”, đó là: Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lam Thái Hòa, và Hà Tiên Cô. Sau khi ăn uống no say, tám vị tiên nhân bái lạy Vương mẫu và cùng nhau quay về.

Tranh “Bát tiên say rượu”

Sau khi các vị tiên lên thuyền, Lã Động Tân đột nhiên nảy ra ý tưởng kỳ lạ. Đề nghị mọi người không ngồi thuyền mà mỗi người hãy tự nghĩ cách để qua bờ bên kia.

Hán Chung Li trước tiên lấy quạt ba tiêu ném trên mặt nước. Rồi phanh ngực nằm ngửa trên đó để mặt quạt trôi đi. Lý Thiết Quải tháo bầu hồ lô đeo bên mình thổi hơi vào. Hồ lô nhỏ biến thành hồ lô lớn nổi trên mặt nước giống như một chiếc thuyền, Lý Thiết Quải ngồi trên hồ lô tươi cười lướt sóng.

Hà Tiên Cô thấy thế cũng ném lá sen xanh. Miệng lâm râm mấy câu trong phút chốc lá sen hoá lớn. Hà Tiên Cô nhẹ nhàng nhảy lên lướt sóng đuổi theo Lí Thiết Quải ném chiếc giỏ trống. Đáy giỏ vừa chạm mặt nước, trong giỏ liền có hoa tươi nở bung, Lam Thái Hoà bay tới. Tay cầm phách ngọc rẽ sóng mà đi. Hàn Tương Tử ném ống sáo, ống sáo trôi như một chiếc tàu. Hàn Tương Tử chân đạp sáo mà đi. Lữ Động Tân ném cây bảo kiếm Hoàng long. Trong vòng một trượng, sóng biển lặng yên.

Tào Quốc Cữu tháo chiếc dây lưng ném xuống. Dây chưa chạm mặt nước mà sóng nước đã rẽ. Tào Quốc Cữu đứng trên dây giống như đứng trên lưng con rồng đang lắc đầu quẩy đuôi, rẽ sóng mà tiến. Trương Quả Lão từ tốn từ trong tay áo lấy ra một con lừa giấy, làm phép biến thành lừa thật rồi cưỡi ngược mà đi. Có vị đứng, có vị ngồi, lúc nhanh lúc chậm, lúc tụ lại lúc tản ra. Lúc ngẩng lên lúc cúi xuống ngắm cảnh xa gần. Quả đúng là “Bát tiên quá hải, các hiển thần thông”.

Tranh “Bát Tiên Quá Hải” – Biểu tượng của Trường Thọ và May Mắn.

Các vị bát tiên đều từ người thường mà tu thành. Đều từng trải qua quá trình tu luyện gian khổ trước khi đắc Đạo thành tiên, trở thành bậc thánh thần. Tiêu diêu tự tại nơi thiên giới. Câu chuyện về họ đã ghi dấu ấn cho một thời nhân thần đồng tại trong văn hoá Thần truyền phương Đông.

IV. Phụ chú : Biểu tượng “ Bát Tiên quá hải” trong phong thủy

Bát tiên hay tám vị tiên bất tử trong đạo Lão. Theo truyền thuyết thì họ đều đã nếm qua rượu và đào tiên nên bất tử và được coi là biểu tượng của sự trường sinh và những điềm lành. Tám vị tiên của đạo Lão nắm giữ những quyền năng siêu nhiên và có phép thuật. Sự hiện thân của những vị này trong các biểu tượng đặt trong nhà. Chẳng hạn một bức tranh, pho tượng được tin rằng sẽ ban tặng sức khỏe. Niềm hạnh phúc và may mắn đến cho gia chủ.

Cụ thể, những ý nghĩa phong thủy mà Bát tiên mang lại bao gồm:

– Sức khỏe và quyền năng chữa bệnh. Giúp cho các thành viên trong gia đình tận hưởng môt cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài.

– Ban sự thông thái, minh mẫn cho những người cao tuổi trong gia đình

– Xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và loại bỏ những đau khổ do các nguồn năng lượng xấu gây ra.

– Giúp cho mọi thành viên của gia đình tránh được bệnh tật mà theo phong thủy là do những âm hồn và âm khí tạo ra.

– Đem lại quyền cao chức trọng cho người trưởng tộc của gia đình.

– Mang đến trí tuệ và sự sáng suốt.

– Mang đến một cuộc sống viên mãn, sức khỏe và niềm vui cho gia đình.

– Mang đến hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Họ Doãn làm giàu

Đời nhà Chu, có người họ Doãn chỉ chăm làm giàu. Tôi tớ trong nhà khó nhọc, vất vả, thức khuya dậy sớm. Có một tên đầy tớ tuổi già,...

Gốm Phù Lãng – một nét Kinh Bắc xưa

Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng gốm Phù Lãng một thời nhộn nhịp trên bến dưới thuyền. Ngày nay về đây, du khách vẫn vô cùng háo hức...

Nhớ xưa chụp cá đìa ăn Tết

Cá là món ăn rất gần gũi với bà con, có nhiều người ăn cá từ khi mở mắt chào đời cho đến ngày răng long tóc bạc mà vẫn...

Bắp – Hương vị miền Nam – Làm sao quên được?

Cục kẹo, khúc mía, trái ổi, củ khoai, trái bắp... thuở nhỏ được bà, được mẹ cho, nay nhắc lại sao ai trong chúng ta cũng thấy bồi hồi, và...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 19/25 – Nghi vấn về tiếng roi

Hồi tiền chiến, miền Nam có một bài tân nhạc rất thịnh hành, trong đó có một câu ca như thế nầy: Muôn năm xưa còn roi dấu Đã bảo...

FED – Ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới hoạt động ra sao?

Chính phủ các nước và giới đầu tư trên toàn thế giới thường theo dõi sát sao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì nhất cử nhất động của...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và những bản nhạc còn dang dở

Nhạc Sĩ Hoàng Phương là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước và sau năm 1975. Hoàng Phương là tác giả của bài hát nổi tiếng Hoa sứ nhà...

20 bức ảnh gợi lại ký ức Đà Lạt xưa!!!

Có lẽ không có nơi nào mà mỗi lần nhắc đến đều khiến trái tim bồi hồi rung động như Đà Lạt. Dù là du khách hay người bản địa...

Ông Đạo – một hiện tượng tôn giáo lý thú ở Nam Bộ

Trong những chuyến khảo sát điều tra điền dã dân tộc học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã được nghe nhiều chuyện về ông Đạo. Đọc một...

Ảnh đẹp hiếm về Đà Lạt ngày trước nhìn từ máy bay

Nhiều hình ảnh đẹp về Đà Lạt trước 1975 nhìn từ máy bay của tác giả Bill Robie đã được chia sẻ trên một website của cựu quân nhân không...

Tổ nghề sân khấu là ai?

Ở sân khấu buổi trình diễn nào cũng lập bàn thờ Tổ đặng nghệ sỹ trước khi ra sân khấu thắp nhang khấn vái. Họ vái Tổ rất thành khẩn...

Những căn bệnh thời đại của người Việt

Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại...

Exit mobile version