Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chân đăm đá chân xiêu (chiêu) là gì?

Bấy lâu nay có lẽ nhờ vào nghĩa của từ “đá” đứng giữa hai vế mà người ta đều hiểu đúng nghĩa đen của thành ngữ này là “chân nọ đá vào chân kia”, và lại cũng có lẽ do hiểu từ “xiêu” trong kết hợp “chân xiêu” một cách đơn thuần là “xiêu xẹo” nên ngẫu nhiên nguời ta cũng hiểu được nghĩa bóng của thành ngữ này là “đi đứng không vững vàng”. Nhưng tại sao “chân nam” lại là chân này và “chân xiêu” lại là chân kia?

Thực ra, “nam” là do “đăm”, còn “xiêu” là do “chiêu” đọc chệch mà thành. “Đăm” và “chiêu” là hai từ cổ thuần Việt có nghĩa “bên phải” và “bên trái”. Từ điển “Đại nam quốc âm từ vị” của Huỳnh Tịnh Của  (1895) còn ghi: “đăm” là tay mặt, tay hữu; “chiêu” là “tay tả”. “Đăm” và “chiêu” còn thấy ở nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như: “Tay chiêu đập niêu không vỡ”

Hoặc:

“Gà kia mày gáy chiêu đăm

Để chúa tao nằm, tao nghỉ chút nha”.

“Đăm”, “chiêu” trong “gà gáy chiêu đăm” hoặc suy nghĩ “đăm chiêu” đã thoát ra khỏi nghĩa đen là “phải trái” để mang nghĩa bóng là “lo nghĩ vất vả, lo nghĩ trước sau”. (Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức 1932).

Như vậy, thành ngữ “chân nam đá chân xiêu” đọc đúng phải là “chân đăm đá chân chiêu” tức chân phải đá chân trái để chỉ “trạng thái đi đứng không vững vàng”

Sau nữa, nếu không đau ốm hoặc say sưa mà lại cũng “chân nam đá chân xiêu” thì chỉ là những nguời “vội vàng tất tưởi”. Đây là nghĩa thứ hai của thành ngữ này: “Nhà Chỉn cũng nghèo thay! Nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu. Vì tớ đỡ đần trong mọi việc”. (Nguyễn Khuyến).

Cậy người không bằng chắc ở mình

Người làm vua, điều cần nhất là phải giữ hết nghĩa làm vua và thương yêu giáo hoá dân. Cái chính sách giao hiếu với kẻ mạnh chỉ là cái...

Trước khi đánh người phải biết giữ mình

Phàm cái gì mình thích, tất người ta cũng thích. Nếu cứ theo lòng dục mà vơ năm gấp mười không phòng bị thì có khi xôi hỏng bỏng không......

Dấu ấn phố cổ

Mùa đông ở Hà Nội đã đến, lạnh giá và sương mù phủ kín khắp phố phường. Minh - một cô gái trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học, và...

Dinh Hoàng A Tưởng – tòa dinh thự cổ bề thế nhất vùng Tây Bắc

Độ xa hoa của dinh Hoàng A Tưởng không chỉ thể hiện trong quy mô, kiến trúc mà còn ở cách thức xây dựng… Nằm trên một ngọn đồi thấp...

Tản Mạn Về O Huế

Bà xã của tôi là một cô gái Huế, nói theo kiểu Huế là một o Huế. Dù cho bây giờ o Huế của tôi đã phần nào không còn...

Người Việt nói tiếng Việt

Như tất cả các dân tộc khác trên thế giới, người Việt Nam có tiếng nói từ lúc bình minh lịch sử nhưng tiền nhân chúng ta không có chữ...

Việt Nam – Đất nước của những kẻ lười biếng

Đây là một bài viết tôi sưu tầm được, nhưng tôi phải nói trước với bạn là ngôn từ của nó không hề ngọt tai, nếu bạn chưa sẵn sàng...

Mía ghim – Món ăn vặt đường phố nổi tiếng ở Sài Gòn

Thời trước năm 1975, mía ghim là món ăn vặt đường phố nổi tiếng ở Sài Gòn. Vào thời điểm đó, người ta hay ăn mía (nhả bã) chứ không...

Kiến trúc cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ nằm ở phía tây Tử Cấm Thành trong Kinh Thành Huế, phía trước cung Trường Sanhvà phía sau điện Phụng Tiên. Cung Diên Thọ được dùng làm...

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Trống đồng – vật linh thiêng của người Việt cổ

Theo sách Khảo công đồ ký một nhạc khí bằng đồng phải đảm bảo 17% thiếc trong hợp kim đồng, nhưng đằng này trống đồng Đông Sơn loại I Heger...

Một quân công của Nguyễn Công Trứ

Sự tảo thanh giặc Tàu ( vào năm Mậu Tuất (1838) và năm Kỷ Hợi (1839) Vào năm Mậu Tuất (1838) tức là năm thứ mười chín triều vua Minh...

Exit mobile version