Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chỉn chu là gì?

Khá nhiều người khi diễn đạt sự chu đáo, tươm tất thường dùng từ chỉnh chu, nhưng viết đúng thật ra phải chỉn chu. Từ chính xác phải là “chỉn chu”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có ghi: “chỉn chu: chu đáo, cẩn thận, không chê vào đâu được”.

Người ta thường nhầm thành “chỉnh chu” vì hai lý do. Thứ nhất là do phát âm lẫn lộn phụ âm cuối “n” và “nh”, đặc biệt là ở Nam Bộ, như “kín đáo” đọc thành “kính đáo”,…Thứ hai là vì thấy “chỉnh” có hàm ý “chỉnh sửa”, về một khía cạnh nào đó có liên hệ về nghĩa với “chỉn chu” (Người tỉ mỉ, chỉn chu thì sẽ hay sửa cả những điều vụn vặt cho hoàn hào).

Thực tế, “chỉn” cũng là một từ đã xuất hiện trong các tư liệu chính thống. Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng rằng: “Chỉn: vốn, vẫn (tiếng trợ từ). Chỉn e quê khách một mình (truyện Kiều).” Với sắc thái chần chừ, đắn đo, khả năng rất cao “chỉn” ở đây cũng là “chỉn” trong “chỉn chu”.

Vậy còn “chu” thì sao? Cũng Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức có dẫn: “chu: cũng đọc là châu. Quanh khắp (không dùng một mình)…chu đáo…chu toàn”. Xét về nghĩa thì chữ “chu” này rất phù hợp với “chỉn chu”.

Vậy có thể hiểu “chỉn chu” ban đầu là để chỉ người hay đắn đo, e ngại khắp các việc xung quanh, về sau phát triển thành nghĩ tỉ mỉ, chu đáo.

Khám phá mới về Dịch Lý và Ngũ Hành

Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại...

Cách viết hoa trong tiếng Việt

Đôi khi trong đời người ta, viết văn chỉ vì nhu cầu thôi thúc chứ thực ra nhà văn chưa chắc đã nắm vững một số kỹ thuật hoặc nguyên...

3 que xỏ lá là gì?

Bạn có biết thằng 3 que xỏ lá là ai không? Không biết… thằng phải gió, thằng mắc dịch này à? Nếu vậy thì mời bạn cùng đi… đào mả,...

13 món ‘hàng hiệu’ thể hiện đẳng cấp của dân chơi thời… bao cấp

Tiêu chí để đánh đại gia hiện đại là nhà, siêu xe, máy bay hay tài sản quy ra tiền, còn ở thời bao cấp nếu thuộc tầng lớp dân...

Người Sài Gòn nho nhã

Người Sài Gòn tiềm ẩn sự nho nhã có truyền thống từ rất lâu. Trong ký ức tuổi thơ, tôi thấy đàn ông ra đường mặc áo sơ mi bỏ...

Cụ Ngô Đình Khả (1857–1923) – Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Học Huế

Micae Ngô Đình Khả (1857-1923), người làng Đại Phong (tên nôm là Kẻ Đợi), xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Dòng họ Ngô Đình vốn quê ở...

Diện mạo hoang sơ của Sài Gòn 1860 qua ảnh

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Anh John Thomson thực hiện trong thập niên 1860 cho thấy một diện mạo còn rất hoang sơ của Sài Gòn… Hình ảnh...

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Lịch sử Âm nhạc thời Hùng Vương

PHÀM LỆ Những tài liệu chữ Hán Trung Quốc ngoài Phật giáo sử dụng trong sách này, chúng tôi dựa vào bản in của Tứ bộ bị yếu. Những sách nào...

Hồi Ức Và Thơ Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Có hai mảng nội dung mang tính văn nghệ của báo Xuân xưa có sức thu hút độc giả. Đó là Hồi ức về Tết xưa và Thơ. Độc giả...

Những bức ảnh quý giá về Việt Nam năm 1980

Một cuộc sống mới đã hình thành ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc… Nhiếp ảnh gia người xứ Wales Philip Jones Griffiths (1936...

Việc dạy trung học ở Việt Nam trước 75 và Canada trước 79

Trừ 7 năm làm ngoại giao, cả đời hoạt động tôi làm giáo sư trung học, 14 năm ở Việt Nam và 20 năm sau tại Montréal, một thành phố...

Exit mobile version