Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Chìu” có thể hay cho “Chiều”; “Nhao” có thể thay cho “Nhau” khi đọc tiếng Việt

Trong kho tàng từ ngữ Việt Nam, từ nào cũng có nghĩa riêng, đến các dấu hỏi và ngã cũng không thể lầm lẫn được. Vậy tại sao các nhà ngôn ngữ học không xét đến hai từ giống tự dạng nhưng khác nghĩa. Đó là: chiềunhau. Tôi chậm hiểu khi nhìn và đọc các câu: – Chiều ý nàng, tôi đọc truyện “Cuốn theo chiều gió”, mỗi buổi chiều; – Họ quyết không lìa nơi chôn nhau. Sự chậm hiểu của tôi cũng có thể là cùng một nguyên nhân với trở ngại cho người nước ngoài khi học tiếng Việt. Trái lại, tôi hiểu ngay khi các câu ấy là:

– Chìu ý nàng, tôi đọc truyện “Cuốn theo chìu gió”, mỗi buổi chiều; – Họ quyết không lìa nơi chôn nhao.

Ấn bản kỷ niệm 85 năm kiệt tác "Cuốn theo chiều gió" - Báo Người lao động

Từ câu hỏi của ông suy ra, ý ông muốn dùng hai cách viết khác nhau để ghi hai cặp từ đồng âm (mà ông gọi là giống tự dạng) khác nghĩa đã nêu. Chiều trong sớm chiều khác nghĩa với chiều trong chiều gió. Vậy nên viết sớm chiềuchìu gió. Nhau trong gặp nhau khác nghĩa với nhau trong chôn nhau (cắt rún). Vậy nên viết gặp nhauchôn nhau. Nhưng trong hệ thống chữ quốc ngữ hiện hành thì iêu-iuau-ao là những cách viết thể hiện những vần thực sự khác nhau (theo từng cặp): iêu là /iew/ còn iu lại là /iw/; au là /ăw/ còn ao lại là /aw/. Nói cho rõ ra, trong chiều, âm chính là nguyên âm đôi /ie/ còn trong chìu thì đó chỉ là /i/. Trong nhau, âm chính là /ă/ còn trong nhao thì đó lại là /a/. Vậy không thể dùng iu để ghi vần /iew/ cũng như không thể dùng ao để ghi vần /ăw/ vì iu đã được dùng để ghi /iw/ còn ao thì đã được dùng để ghi /aw/. Tuy cách phát âm trong Nam đã nhập làm một các vấn iêu – iu, và au – ao (theo từng cặp) nhưng ngoài Bắc thì vẫn còn phân biệt những vần đó (theo từng cặp) một cách hoàn toàn rõ ràng. Do đó, không thể viết chìu mà đọc thành “chiều” /ciew2/ cũng như không thể viết nhao mà lại đọc thành “nhau” /năw1/ vì chìu là /ciw2/ còn nhao là /ñaw1/. Giống như không thể viết tiển mà đọc thành “tiễn” cũng như không thể viết tiễn mà lại đọc thành “tiển” vì tiễn là /tien3/, có thanh điệu 3 còn tiển là /tien4/ thì lại có thanh điệu 4. Mặc dù trong Nam đã nhập làm một thanh điệu 3, ghi bằng dấu ngã (~) với thanh điệu 4, ghi bằng dấu hỏi (2) nhưng ngoài Bắc vẫn còn phân biệt hai thanh điệu đó một cách hoàn toàn rõ ràng. Vì vậy nên phải duy trì dấu ngã cho thanh điệu 3 và dấu hỏi cho thanh điệu 4 mà phân biệt hỏi ngã một cách rành mạch, như ông cũng đã khẳng định trong câu hỏi của mình. Sự phân biệt hỏi-ngã là sự phân biệt hai hiện tượng ngữ âm học và âm vị học khác nhau chứ không phải là một biện pháp dùng hai hình thức chính tả khác nhau để phân biệt những cặp từ đồng âm.

Tóm lại không thể dùng ao để ghi /ăw/ cũng như không thể dùng iu để ghi /iew/. Hơn nữa, điều gợi ý của ông cũng chỉ đáp ứng được các trường hợp của hai từ đồng âm. Vậy nếu có nhiều từ đồng âm hơn, chẳng hạn ba, bốn, thậm chí năm, thì cũng không giải quyết được vấn đề. Thí dụ:

– Báo trong hổ báo, báo trong sách báo và báo trong báo hại, báo đời.

– Tàu trong trà tàu, mực tàu, tàu trong tàu bè, tàu lá, và tàu (= cũ, sờn).

 – Điều (đào lộn hột), điều trong nhiễu điều và điều trong điều lệ

– Chao trong tương chao, chao trong chao đèn, chao trong chao qua chao lại và chao trong chao ôi, v.v..

Nếu muốn giải quyết vấn đề theo hướng mà ông đã gợi ý thì tất phải đặt ra thêm nhiều cách viết khác nữa, không chỉ cho những vẫn đang xét mà còn cho tất cả các vần khác vì, nói chung, thuộc vần nào cũng có thể có những từ đồng âm. Chữ quốc ngữ sẽ trở nên phức tạp. Nhưng điều quan trọng hơn hết là nó sẽ đi xa dần cái tính chất ban đầu của nó là một nền văn tự ghi âm (lại là ghi âm tổ chứ không phải ghi âm tiết), một loại hình văn tự đơn giản đến mức lý tưởng mà về nguyên tắc vẫn đảm bảo được một cách ghi âm chính xác, khác với chữ Pháp, chẳng hạn là một nền văn tự thiên về tính chất từ nguyên.

Những câu châm ngôn giúp bạn tỉnh ngộ

Lâm Tắc Từ có đúc kết “10 vô ích” được người đời coi là những câu châm ngôn kinh điển nhất của ông. Không chỉ người Trung Quốc mà người...

Mỹ Tho “thành phố trầm lặng”

Người ta được biết rằng từ bốn thập niên qua, thì vùng địa lý của tỉnh Tiền Giang ngày nay chính là khu vực đất đai của tỉnh Mỹ Tho...

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại – Vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam

Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Ðịnh mất thì Hoàng tử Vĩnh Thụy còn đang học ở bên Pháp (từ...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn thập niên 60, 70

Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh hay Kim Cương đều là những cái tên đình đám ở Sài Gòn vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Họ...

Mả Ông Tướng – Đi tìm danh tính của Ông Tướng

Đi trên Quốc lộ 1 từ bắc vào nam, khi đến trụ km 1513 thuộc tổ dân phố Trà Long 2, phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh sẽ gặp...

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc Á đông kết hợp châu Âu với các vật liệu gỗ quý, đá cẩm thạch. Nhà Đốc phủ sử...

Tân nhạc gọi là tiền chiến

Mấy năm nay nhiều thính giả tìm nghe lại những bài tiền chiến, những bài tân nhạc từ khởi đầu phong trào cho đến thời bắt đầu tranh thủ độc...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 15

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu

Sở dĩ phải viết rõ như vậy vì vẫn có nhiều người gốc Sài Gòn chính hiệu nhưng lại nghĩ ‘Lăng Ông Bà Chiểu’ là nơi chôn cất của đôi...

Lịch sử trồng lúa Việt Nam

1. TỔNG QUAN Nguồn gốc và phân bố cây lúa luôn là đề tài tranh luận nóng bỏng của các nhà khoa học và khảo cổ học thế giới. Tuy...

Nhìn lại một thời Quốc văn giáo khoa thư

Câu chuyện về sách giáo khoa cho trẻ vẫn còn dài dài, vì đó là một vấn nạn lâu năm chưa được giải quyết rốt ráo. Chợt nhớ đến bài...

Exit mobile version