Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chữ “Đường” trong tiệm thuốc

Từ Đường ở các tiệm thuốc Bắc hay các nơi bắt mạch, hốt thuốc của người Hoa như Ích Sanh Đường, Hạnh Lâm Đường, Tế Sinh Đường… Chữ Đường vốn trong tiếng Hán là có ý chỉ nhà lớn, phủ quan. Thế nhưng các tiệm thuốc có mang chữ Đường xuất phát từ một chuyện thời xưa ở bên Tàu liên quan một trong những thầy thuốc danh tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc: Thánh Y Trương Cơ.

Nguồn gốc chữ Đường ở nhiều hiệu thuốc người Hoa? - Tạp chí Đáng Nhớ

Trương Cơ (张机), tự Trọng Cảnh, sinh năm 150 mất năm 219, là thầy thuốc hoạt động vào cuối đời Đông Hán. Ông được xưng tụng là “Thánh y” (医圣) của Đông y. Tác phẩm quan trọng nhất của ông, Thương hàn tạp bệnh luận, tuy đã thất lạc trong giai đoạn Tam Quốc nhưng sau đó được tổng hợp lại thành hai tập sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược, là hai trong bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y. Có một thời gian ông đến làm thái thú tại Trường Sa, đúng lúc dân gian đang có dịch thương hàn. Để cứu chữa cho dân, ông vừa làm việc quan vừa chữa bệnh.

Và như vậy ông công nhiên phá vỡ giới luật nghiêm ngặt thời phong kiến: ngồi tại công đường kê đơn bốc thuốc cho dân. Ông thường ghi thêm trước tên của mình bốn chữ “tọa đường y sinh” (Wikipedia). Sau này để ghi nhớ công ơn của vị thánh y đầy đức độ và tài giỏi, người ta thường gọi những người ngồi trong nhà thuốc trị bệnh thành “tọa đường y sinh”, tức là người thầy thuốc ngồi ở nhà lớn. Và cũng từ đó, các thầy thuốc Bắc thường cho chữ Đường vào tên nhà thuốc của mình thành một thói quen cho đến nay.

Phương tiện di chuyển của người Việt xưa

Những phương tiện di chuyển đã đi vào dĩ vãng (1): Từ kiệu đến võng Trong suốt chiều dài lịch sử, hàng loạt các loại phương tiện giao thông, cá...

Sài Gòn năm 1969

Những hình ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1969 đã được tái hiện qua ống kính của George Lane, một cựu nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam...

Chuyện hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 2/5/1896, hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà được xây thêm, trọng lượng các chuông không bằng nhau. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785 kg, la: 5.931 kg, si:...

Trầu Cau Trong Văn Hóa Việt

Tự bao giờ, trầu cau đã gắn liền với đời sống của người Việt. Trầu cau dùng để tiếp khách hàng ngày như bát nước chè xanh, như điếu thuốc...

Không quên cái cũ

Đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng Tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi...

Tâm vé vào đời – Câu chuyện nhân văn sâu sắc về cái tâm củα một con người

Những câu chuyện về lòng tốt bây giờ thường bị xem như là cổ tích. Nhưng, đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật. Buổi tɾưα, tại sân gα...

Catinat – Phiên y – Tự do… Dăm hồi ức

Đường Tự Do, xưa gọi là Catinat, nay có tên là Đồng Khởi. Nhưng có lẽ không mấy ai biết người Hoa trong Chợ Lớn từng gọi đường này là...

5 ‘nữ tướng’ của làng báo Sài Gòn xưa

Giai đoạn những năm 1920, làng báo Sài Gòn tự hào khi có 5 ‘nữ tướng’. Trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam còn nặng tư tưởng "trọng...

Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ?

Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ...

Ba cha tám mẹ là những ai?

Theo "Thọ mai gia lễ": Ba cha là: Thân phụ: Cha sinh ra mình. Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế...

Lịch sử tà áo

Có phải em mang trên áo bay, Hai phần gió thổi một phần mây. Hay là em gói mây trong áo, Rồi thở cho làn áo trắng bay. Nguyên Sa...

Dalat – tuổi thơ – Thầy – Bạn

Tôi đi học trễ những 2 năm . Khi tôi vào lớp năm,gọi là lớp Đồng ấu (lớp 1 bây giờ) thì tôi đã 7 tuổi.Nhưng đám bạn tôi cũng...

Exit mobile version