Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện nhân đôi từ (âm tiết) gốc

Tiếng Việt có những trường hợp từ đơn tiết có hình thức tương ứng là một từ láy toàn bộ. Thí dụ như những từ  (chim) “sẻ”, (con) “bướm”, (con) “nhện” và (bức) mành, v.v…, của ngôn ngữ toàn dân hiện nay thì trong Nam gọi là “se sẻ”, “bươm bướm”, “nhền nhện”, “mành mành” v.v… Vậy đây là do từ đơn tiết láy toàn phần thành song tiết hay vốn là từ láy song tiết bị bỏ bớt âm tiết đầu nên mới trở thành đơn tiết?

Thực ra thì trong tiếng Việt toàn dân hiện nay, ta vẫn có thể thấy những từ kiểu như “se sẻ”, “bươm bướm”, “nhền nhện”, “mành mành” v.v…, ở trong Nam. Đó là: ba ba, bìm bịp, bong bóng, cào cào, châu chấu, choi choi, chuồn chuồn, cồ cộ, cun cút, đom đóm, kền kền, v.v… Đồng thời, xưa kia người miền Bắc cũng có song tiết hóa từ đơn tiết kiểu “bướm” thành “bươm bướm”, “sẻ” thành “se sẻ”. Cái con “cicada” của tiếng Latinh, mà tiếng Pháp là “cigale”, đã được Nguyễn Văn Vĩnh dịch từ bài ngụ ngôn “La cigale et la fourmi” của La Fontaine thành “ve (sầu)”.

Ngày nay, hầu như ai ai cũng chỉ nói “ve” (hoặc “ve sầu”) mà thôi. Nhưng quyển Dictionarium Latino-Annamiticum của M. H. Ravier (Ninh Phú, 1880), lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, thì đã ghi tại mục “Cicad – A, æ” như sau: 1. Con ve ve (…) 3. Con ve ve vàng kẻ sang trọng bên Athênê đặt trên tóc (…)”. Rồi quyển từ điển này cũng dịch “Papili – O, onis” thành một từ láy song tiết là “bươm bướm” trong khi tiếng Việt toàn dân hiện nay chỉ gọi đó là “bướm”.

Nói về những trường hợp “lưỡng khả” trên đây, có ý kiến cho rằng đó là những từ láy song tiết bị bỏ bớt âm tiết đầu nên mới trở thành đơn tiết. Còn cá nhân chúng tôi thì chủ trương ngược lại: đây là trường hợp của những từ đơn tiết được láy toàn bộ (tức không phải láy vần hay láy phụ âm đầu) nên mới trở thành song tiết. Đây là những trường hợp láy từ pháp hoàn toàn hãn hữu, khác với tuyệt đại đa số những trường hợp khác, gọi là láy cú pháp, như: ngày ngày, người người, nơi nơi, v.v… (đối với danh từ), ào ào, cưng cứng, đo đỏ, xanh xanh, v.v… (đối với vị từ tĩnh, thường gọi là tính từ), đi đi, lại lại, múa múa, quét quét, v.v… (đối với vị từ động, thường gọi là động từ).

Chúng tôi chưa có điều kiện để thống kê những trường hợp láy từ pháp nhưng chắc chắn nó chỉ đạt đến con số hàng chục là cùng (mà cũng chỉ là vài chục thôi). Đây là những trường hợp mà điểm xuất phát chỉ là một tiếng (âm tiết), tạm gọi là X, rồi tiếng này được nhân đôi thành X1 + X2. Sau đây, xin chứng minh qua vài thí dụ.

“Mành mành” là do “mành” được láy lại còn bản thân “mành” là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [幎], có nghĩa là màn. Âm Hán Việt hiện hành của chữ này là “mịch” nhưng Tập vận còn ghi nhận cho nó âm “minh” nữa. Điều này hoàn toàn có lý vì đây là một chữ hình thanh mà nghĩa phù là “cân” [巾] còn thanh phù là “minh” [㝠]. Chúng tôi đã từng nói đến quan hệ ngữ âm lịch sử giữa ba vần INH ↔ ÊNH ↔ ANH.

Vậy ứng dụng điều này, ở đây ta có “minh” ↔ “manh”. Chúng tôi cũng có nói rằng những yếu tố Hán Việt có phụ âm đầu D, L. M, N, NG(H), NH, V nay thuộc thanh điệu 1 (không dấu) thì có âm xưa hơn mang thanh điệu 2 (dấu huyền). Vậy âm xưa của “minh” là “mình” mà “mành” là điệp thức. Và khi mà nguyên từ của “mành” chỉ là một âm tiết mà thôi thì “mành mành” chỉ có thể là kết quả của sự nhân đôi âm tiết đó chứ không thể có chuyện ngược lại là “mành mành” đã có sẵn rồi người ta bớt đi một âm tiết để có “mành”.

Hiện tượng mà ngoài Bắc gọi là “váng” thì trong Nam kêu là “màng màng”. “Màng màng” là kết quả của sự nhân đôi từ “màng” mà nghĩa gốc là “lưới” và nghĩa phái sinh là cái lớp mỏng phủ lên bề mặt của một vật thể. Nguyên từ của “màng” là chữ “võng” [網] mà chúng tôi đã phân tích trên Năng lượng Mới số 218 (3-5-2013). Nguyên từ này chỉ là một âm tiết nên cho phép ta kết luận rằng “màng màng” là một sự nhân đôi âm tiết gốc chứ không phải “màng màng” đã có sẵn để cho người ta có thể lược bớt một âm tiết thành “màng” mà sử dụng.

Cũng vậy, “nhền nhện” là kết quả của một sự nhân đôi cái từ gốc (là “nhện”) chứ không phải “nhền nhện” sẵn có rồi người ta mới tách “nhện” ra mà dùng. Lý do cũng giống như ở hai trường hợp trên: Nguyên từ của “nhện” chính là một từ ghi bằng chữ [蜆], mà âm Hán Việt hiện hành là “hiện”, như chúng tôi đã phân tích trên Năng lượng Mới số 566 (14-10-2016).

Ba dẫn chứng trên đây cho thấy sự thật là ta đang có hiện tượng nhân đôi yếu tố (âm tiết) gốc để tạo từ chứ không phải là hiện tượng tách một âm tiết ra khỏi một cấu trúc song tiết sẵn có. Đây là một kiểu tạo từ đặc biệt – số lượng các từ hữu quan là cực kỳ thấp so với vốn từ vựng – mà ta có thể xem như một hiện tượng biên, không mâu thuẫn gì với chủ trương không có quy tắc láy từ pháp.

Độc đáo nghi lễ rước nước và trò chơi dân gian trong lễ hội Tiên Lục

Tiên Lục xưa kia thuộc tổng Đào Quận, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang nay là xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi cây...

Ký ức cái vô tuyến đen trắng thời bao cấp

Trong khi Sài Gòn đã bắt đầu có đài truyền hình từ 1966 thì vào thời bao cấp ở Hà Nội, kinh tế thật khó khăn, kỹ thuật chưa phát triển,...

Bàn về thói tùy tiện của người Việt

Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người… là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể...

Tảng đá độc Nasu Sessho-seki – Hóa thân của cáo chín đuôi

Sessho-seki hay sát sinh thạch là một tảng đá độc đáng sợ nằm gần khu đất trống hoang vu của lòng sông Sanzu khô cằn thuộc khu suối nước nóng...

Vài nét về Phật giáo Mật Tông

Mật tông là phần bí mật hay bí  truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Chuyện 1 cô lưu lạc

Chuyện một cô lưu lạc (nhan nầy do bà V.A. chọn như vậy). Nếu tôi cứ ăn ở theo sách, cứ lấy chồng trong làng, cứ an phận tuỳ duyên,...

Pleiku trước 1975 qua ống kính lính Mỹ

Tiệm ảnh trên đường Phan Đình Phùng, sắc phượng hồng rực rỡ đường phố, khung cảnh Biển Hồ thơ mộng… là loạt ảnh sống động về thị xã Pleikutrước 1975...

Họa sĩ Bửu Chỉ từ những dấu tay lấm màu

Từ lâu lắm, đã hơn ba mươi năm, tôi còn giữ bức tranh nhỏ vẽ trên giấy do những dấu tay lấm màu cuả Bửu Chỉ để lại. Tôi thường...

Không hề có chuyện Cao Bá Quát sửa lỗi phạm húy trong bài thi của thí sinh

Từ trước đến nay, khi đề cập đến sự kiện Cao Bá Quát (1809-1855) sửa bài thi cho thí sinh trong khoa thi Hương năm 1841 tại trường thi Thừa...

Mùa thu trong ca khúc của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Đặng Thế Phong là một nghệ sĩ khá đặc biệt của làng tân nhạc Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ XX. Sự nghiệp âm nhạc của ông chỉ vỏn...

Bợm già mắc bẫy cò ke là gì?

Cò ke là một loại thân thảo. Có hai loại cò ke: loài dây leo có tên khoa học là Grewiea astropelata và loài thân đứng có tên là Grewia...

Chuyện về sĩ tử đỗ Trạng nguyên nhờ am hiểu Phật Pháp

Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, ngôi vị Trạng nguyên luôn được nhiều sĩ tử nhắm đến. Người đỗ Trạng nguyên thường phải tinh thông kinh điển Nho gia,...

Exit mobile version