Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Công trình triều Nguyễn được chọn in trên tờ tiền 50.000 đồng

Nghênh Lương Đình – một trong hai di tích của cố đô Huế được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng, là công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn.

 

Nằm bên dòng sông Hương, Nghênh Lương Đình là công trình nằm trên trục dọc từ Kỳ đài Huế ra đến Phu Văn Lâu, được xây dựng dưới thời vua Tự Đức thứ 5 (1852) và dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Năm Thành Thái thứ 15 (1903), công trình được trùng tu cẩn thận, đến năm Khải Định thứ ba (1918) tôn tạo thêm một lần nữa để vua thường xuyên đến nghỉ mát.

Trước tình trạng xuống cấp của công trình do chiến tranh và lũ lụt, vào năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi di tích Nghênh Lương Đình với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Khởi công trùng tu từ tháng 4/2017, đến nay công trình cơ bản đã hoàn thành.

 

Đơn vị thi công đã giữ nguyên kết cấu kiến trúc kiểu phương đình một gian bốn chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra theo đúng kiểu từ thời nhà Nguyễn. Từ bên trong Nghênh Lương Đình có thể ngắm công trình Phu Văn Lâu và Kỳ Đài.

 

Hệ thống đèn lồng chính giữa công trình chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng.

Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng. Những linh vật như chim phượng, rồng trên mái nhà của công trình được khảm sành sứ.

Tuy không đồ sộ song Nghênh Lương Đình là di tích có ý nghĩa lớn với người dân Huế. Cùng với Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình được chọn in trên tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng.

Chị Dậu thời nay…

Em có biết còn biết bao nhiêu chị Dậu ở cái đất nước này đang đi buôn lậu thân thể của họ khắp thế giới hay không? Có những chị...

Lý Thường Kiệt và trận đại thắng trên sông Như Nguyệt

Lý Thường Kiệt vốn có họ và tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau...

Gió chướng ở đồng bằng sông Cửu Long

Ở miền Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người đều có nghe nói tới hai chữ Gió chướng[1]. Từ “chướng” được dùng để mô tả loại gió này...

Sài Gòn và những công trình đầu tiên

Sài Gòn – thành phố không bao giờ ngủ, hòn ngọc của Viễn Đông – với lịch sử 300 năm, những công cuộc di dân, khai hoang mở đất, phát triển...

Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn…

Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà...

Chợ Cần Thơ – khu chợ cổ nổi tiếng miền Tây Nam Bộ

Được xây dựng khoảng năm 1915, cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây, chợ Cần Thơ từng là một trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Ảnh hiếm về Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975

Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn trước 1975 đã được nhiều phó nháy người Mỹ ghi lại… Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

Tết ở Hà Nội năm 1994 qua ống kính Bruno Barbey

Làng chài bên vịnh Hạ Long, giã gạo ở Tây Nguyên, đồn điền cao su An Lộc… là loạt ảnh tư liệu lịch sử quý giá về Đông Dương khoảng...

Cách tính ngày tiết, ngày trực và ngày nhị thập bát tú

Cách tính ngày tiết: Một năm có 24 khí tiết. Khí tiết phù hợp theo dương lịch. Đối chiếu khi tiết với ngày dương lịch hàng năm chỉ chênh lệch...

Sài Gòn Tết xưa

Saigon xưa luôn là một cảm hứng đối với hầu hết người Sài Gòn ngày nay, dangnho muốn chia sẻ lại những hình ảnh tuyệt vời của ngày xưa. Người...

Ấn chương và truyền quốc ngọc tỉ

Ấn chương ( 印章) mà ta vẫn thường gọi là con dấu, hay ấn tín;tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé, nhưng lại mang tính thực dụng và nghệ thuật...

Exit mobile version