Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Công trình triều Nguyễn được chọn in trên tờ tiền 50.000 đồng

Nghênh Lương Đình – một trong hai di tích của cố đô Huế được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng, là công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn.

Nằm bên dòng sông Hương, Nghênh Lương Đình là công trình nằm trên trục dọc từ Kỳ đài Huế ra đến Phu Văn Lâu, được xây dựng dưới thời vua Tự Đức thứ 5 (1852) và dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Năm Thành Thái thứ 15 (1903), công trình được trùng tu cẩn thận, đến năm Khải Định thứ ba (1918) tôn tạo thêm một lần nữa để vua thường xuyên đến nghỉ mát.

Trước tình trạng xuống cấp của công trình do chiến tranh và lũ lụt, vào năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi di tích Nghênh Lương Đình với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Khởi công trùng tu từ tháng 4/2017, đến nay công trình cơ bản đã hoàn thành.

Đơn vị thi công đã giữ nguyên kết cấu kiến trúc kiểu phương đình một gian bốn chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra theo đúng kiểu từ thời nhà Nguyễn. Từ bên trong Nghênh Lương Đình có thể ngắm công trình Phu Văn Lâu và Kỳ Đài.

Hệ thống đèn lồng chính giữa công trình chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng.

Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng. Những linh vật như chim phượng, rồng trên mái nhà của công trình được khảm sành sứ.

Tuy không đồ sộ song Nghênh Lương Đình là di tích có ý nghĩa lớn với người dân Huế. Cùng với Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình được chọn in trên tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng.

Công trạng của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn, đôi điều suy ngẫm

Kể từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, ở nhiều góc độ khác nhau, Vương triều Nguyễn từng bị phê phán gay gắt và thời kỳ...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 13/25 – Yếu tố Mê-na-lê trong Việt ngữ

Khi Lạc bộ Trãi di cư đến V.N. thì họ chưa biết nông nghiệp, theo tiền sử học. Nhưng theo nhơn chứng là Lạc bộ Mã (nhóm Mường) di cư...

Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt – Bi Kịch Của Lòng Trung Và Quyền Lực

Nói đến thành Gia Định là nói đến Tả quân Lê Văn Duyệt. Nhiều bạn đọc tỏ ra chưa thỏa mãn, bởi đề cập về Đức Tả quân trong hai...

Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà?

Tại sao ngày xưa cứ đến Tết người ta thường dán hình Thần Đồ Uất Luỹ trước cửa nhà? Tại sao Thần Đồ cũng gọi là Thần Trà? "Thần Đồ...

Thằng Bù Nhìn, Thằng Phỗng

Tôi đã có dịp nói chuyện phiếm với các bạn về "thằng Cuội,thằng Bờm và thằng Mõ".Lần này xin nói tiếp đến hai nhân vật "dở ông dở thằng" là...

13 món ‘hàng hiệu’ thể hiện đẳng cấp của dân chơi thời… bao cấp

Tiêu chí để đánh đại gia hiện đại là nhà, siêu xe, máy bay hay tài sản quy ra tiền, còn ở thời bao cấp nếu thuộc tầng lớp dân...

Chị gái Sài Gòn, giờ tóc đã qua vai?

Gặp chị lần đầu, ấn tượng với cái đầu trọc bóng được giấu lấp ló dưới vành nón vải rộng. Khách trên xe trung chuyển tuôn xuống được chị chia...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 2/9 – Danh từ Sài Gòn

Cuộc mở mang bờ cõi giải quyết xong, nay bắt qua tìm hiểu về lai lịch đất Sài Gòn.  Về danh từ “SÀI GÒN” Đại Nam Quốc Âm Tự vịcủa...

Sài Gòn thập niên 1880 trong loạt ảnh của Pierre Dieulefils

Cùng xem những hình ảnh tư liệu có độ phân giải cao về Sài Gòn giai đoạn 1880-1890 do nhiếp ảnh gia Pháp Pierre Dieulefils (1862-1837) thực hiện. Dinh toàn...

Điện ảnh đã đến với Việt Nam như thế nào?

Chỉ ít lâu sau buổi chiếu khai sinh ra điện ảnh thế giới do anh em Lumìere tổ chức ngày 28/12/1895 tại quán Grand Café ở Paris, điện ảnh đã...

Ngoại hình ông già Noel thay đổi thế nào qua từng thời kỳ?

Thế kỷ 13 – 1200 Truyền thuyết về ông già Noel vốn bắt nguồn từ một vị thánh tên là Nicolas, sống ở thế kỷ thứ 4 trong một gia...

Chính sách cấm đạo Công giáo thời Minh Mạng

Bắt đầu từ năm 1825 trở đi thực dân Pháp tăng cường xâm nhập vào Việt Nam dưới mọi hình thức trong đó có hình thức truyền đạo. Hoạt động...

Exit mobile version