Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Đại Cồ Việt” là quốc hiệu có thật

Trên Trang Việt Hán Nôm (fanzung.tk), tác giả Phan Anh Dũng có bài “Góp thêm một ý về quốc hiệu Đại Cù Việt”, cho rằng “Cù Việt” cũng có thể đọc ngắn gọn là “Việt”, có vẻ như muốn phủ nhận sự tồn tại của quốc hiệu “Đại Cồ Việt”. Xin nhận xét gì về ý kiến của tác giả này.

Sau khi cho biết nhà Hán ngữ học người Thuy Điển Bernhard Karlgren đã phục hồi âm thượng cổ cho chữ “việt”[ 越] là * gi wat (Chúng tôi giữ đúng cách ghi trên Trang Việt Hán Nôm), tác giả Phan Anh Dũng viết:

“Dạng ký âm phức tạp này cho thấy giả thuyết của cụ Cẩn cho ‘Cù Việt là cách đọc rời các âm tiết cừ (biến âm từ gi’) và việt (biến âm của wăt) của chữ Việt là có căn cứ ngữ âm học lịch sử, được quốc tế nhìn nhận, chứ không phải là những phát biểu cảm tính dựa trên tình cảm dân tộc”.

Ở đây, tác giả Phan Anh Dũng đã không hiểu cách phiên âm chữ Hán của Karlgren nên mới ngỡ rằng “cù” biến âm từ “gi” còn “việt” thì biến âm từ “wặt” trong cách phiên thành *giwăt của Karlgren. Thực ra, năm ký hiệu ngữ âm học ở đây ([g], [i], [w], [ă], [t]) chỉ dùng để ghi có một âm tiết mà thôi. Chữ * giwắt[越] – mà Phan Anh Dũng dẫn từ Trung thượng cổ Hán ngữ âm đích cương yếu [中上古漢語音的剛要] – chính là chữ “e” của chuỗi 303 trong Grammata Serica Recensa của Bernhard Karlgren (Museum of Far Eastern Antiquities, Stockholm, 1964, p.92) và đây chỉ là một chữ cả từ đơn tiết, cũng như tất cả những chữ còn lại trong công trình này. Không có bất cứ chữ nào song tiết. Ông Phan Anh Dũng đã chẻ nó làm đôi thì chắc là vì muốn “sửa lưng” cụ Karlgren chăng? Huống chi *giwặt là âm của chữ [ ] trong tiếng Hán thời thượng cổ – do Karlgren phục nguyên – còn chuyện cụ Cẩn nói thì chỉ liên quan đến âm của nó vào thế kỷ X trong nội bộ của tiếng Việt! Và sở dĩ cụ Cẩn đọc thành “Cù Việt” là vì cụ đọc đến hai chữ Hán – đó là hai chữ [瞿越] – chứ đâu phải chỉ một chữ [越] đơn độc của ông Phan Anh Dũng. Nhưng tác giả Phan Anh Dũng còn quá tự tin mà ole do gnora grón gol yi khẳng định:

“Hơn nữa nó cũng không mâu thuẫn gì với viên gạch đào được ở thành cổ Hoa Lư có chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, vì Cù Việt cũng chỉ là “Việt, trong khi các thuyết cho cừ là Cù Đàm (nước Phật giáo), hay Cù là cồ, là lớn đều bị viên gạch này phủ nhận”.

Thực ra, “viên gạch này” là viên gạch xuất xứ từ đâu hãy còn là một vấn đề chưa có câu trả lời dứt khoát và thoả đáng. Ta hãy đọc lời tường thuật dưới đây:

“Trên lát cắt của tầng văn hóa khảo cổ có nghìn năm tuổi này còn cho thấy dấu ấn nhiều thời đại. Hiện nay, đã có nhiều hiện vật được tìm thấy như gạch hình vuông trang trí hoa sen, chim phượng; dòng gốm bát, đĩa, men trắng, xám nhạt; và sáu núm của thời kỳ nhà Đinh; gốm men trắng ngả vàng thời Lý – Trần; gốm hoa lam thời hậu Lê. (Nguyễn Văn Cảnh, “Khai quật khảo cổ học kinh thành Cố đô Hoa Lư Thăng Long – Hà Nội [hanoi.vietnamplus.vn]).

Chính vì kết quả khai quật “cho thấy dấu ấn nhiều thời đại” nên tác giả Nguyễn Phúc Giác Hải mới có cơ sở mà đoán rằng “Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt và cho gắn những viên gạch mang quốc hiệu này (Đại Việt quốc quân thành chuyên – AC) ở Hoàng thành Thăng Long cũng như ở Hoa Lư để khẳng định tính thống nhất của quốc gia Đại Việt.” (“Hoàng thành Thăng Long và 950 năm Quốc hiệu Đại Việt”, ViệtBáo.vn, 12-11-2004).

Vấn đề hiển nhiên không đơn giản và thẳng tuột như tác giả Phan Anh Dũng đã nghĩ một cách quá dễ dãi. Chỉ cần bình tâm và khách quan, ta cũng phải phân vân trước cách xử lý lòng vòng, không có sức thuyết phục của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn – mà chúng tôi hy vọng sẽ có dịp phê phán – cho rằng “Cù Việt”[ 瞿越] là dạng hai âm tiết của “Việt” [越]. Nhưng cứ tạm cho rằng kiến giải của Giáo sư Cẩn là hoàn toàn đúng thì ta cũng không thể vì kiến thức cao siêu của vị Giáo sư này mà hạ thấp trình độ của Đinh Tiên Hoàng để gián tiếp nói rằng ông ta đã xem thường quốc thể và quốc hiệu đến độ muốn gọi tên nước thế nào thì gọi: “Đại Cổ Việt” (trên giấy tờ) cũng được mà “Đại Việt” (trên gạch) cũng xong! “Trái cựa” hơn nữa là nếu thời Đinh Tiên Hoàng mà nước nhà đã có cả cái tên “Đại Việt” rồi thì làm sao Lý Thánh Tông còn đổi quốc hiệu thành “Đại Việt” vào năm 1054, ngay sau khi lên ngôi, như đã chép rõ ràng trong Đại Việt sử ký toàn thư?

Trượt dài trên đà tưởng tượng của mình, tác giả Phan Anh Dũng còn viết tiếp:

“Cá nhân tại hạ cũng từng đưa ra trên diễn đàn viethoc.org một giả thuyết: tức là cổ hay kẻ thường đứng trước địa danh của người Việt, như câu bang kỳ Kẻ Chợ khỏe buồn muôn thu trong Chỉ Nam Ngọc  m. Cứ đóng vai trò chữ quốc hay nước trong tổ hợp ba chữ ‘Đại Cù Việt’ nên cũng không mâu thuẫn với ba chữ ‘Đại Việt quốc’ trên viên gạch Hoa Lư. Tuy nhiên tại hạ tự cảm thấy giả thuyết của mình vẫn còn thiếu nhiều căn cứ”

Có lẽ vì tâm trạng trên nên tác giả Phan Anh Dũng đã đưa ra những dẫn liệu dài đến gần 780 chữ, trích từ cuốn Đồng- Thái ngữ ngôn dữ văn hóa của Lý Cẩm Phương (Dân tộc xuất bản xã, Bắc Kinh, 2002, trang 289-290) để đi đến kết luận:

“Như thế các địa danh bắt đầu bằng tiếng Kể (như Kẻ Chợ), Cổ (như Cổ loa) có mặt dày đặc trên vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, đều có quan hệ với các âm cô, cẩu, giao, gia… của các nhóm tộc Choang, Di ở Trung Quốc.

Ông Phan Anh Dũng quan niệm từ nguyên học là chuyện thực sự đơn giản mà quên là J. Vendryes từng nói rằng “không phải mọi kẻ giống hệt nhau đều là họ hàng” (Tous les sosies ne sont pas des parents). Bất cứ ai muốn làm từ nguyên học đều phải tâm niệm cầu này. Còn ông Dũng thì lại liên hệ những yếu tố chưa hoàn toàn rõ về nguồn gốc trong địa danh của người Choang, người Di ở bên Tàu với từ “kể” là một từ độc lập của tiếng Việt, vẫn còn sống cho đến tận ngày nay. Chỉ riêng việc này thôi cũng đã buộc ta phải phân vân trước sự ọp ẹp của “dàn giáo” trong lập luận của ông. Chúng tôi xin nhắn với ông rằng cho đến nữa sau của thế kỷ XX thì ở một số nơi tại Việt Nam, danh từ “kể” vẫn còn sống đấy! Thì đây; Ba người khác (2006) của Tô Hoài, nhân vật Duyên đã “đứng phắt lên, rít hàm răng” mà rằng:

– “Con đi kẻ Đìa hả?”

Đấy, nó vẫn còn sống cho đến tận ngày nay thì “mắc mớ gì lúc bấy giờ Đinh Tiên Hoàng không đặt tên nước là “Đại Kẻ Việt” mà lại “điên khùng” dùng chữ “cù” (hoặc “cổ”)[瞿] bí rị để làm cho hậu thế phải đau đầu nhức óc vì chữ nghĩa? Táo tợn hơn nữa là ông Dũng còn khẳng định rằng “Cừ” đóng vai trò chữ “quốc” hay “nước” trong tổ hợp ba chữ “Đại Cù Việt”. Tới đây thì chúng tôi xin miễn bàn vì không biết ông Phan Anh Dũng đang nói chuyện nghiên cứu hay là ông chỉ muốn đùa cho vui mà thôi!

Minh oan cho Petrus Ký về câu “Ở với họ mà không theo họ”

Có lẽ một trong những người gây nhiều tranh luận nhất trong lịch sử Việt Nam là ông Petrus Trương Vĩnh Ký (“Petrus Ký”).  Hơn một trăm năm sau ngày...

Sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách...

Nguồn gốc nghi thức lên đồng

Lên đồng là phương thức khai thông với thần linh được sáng tạo và sử dụng sớm nhất của các dân tộc tin theo Shaman giáo. Vì sao phải lên...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 16/25 – Xửa = Thiệt

Thường thì các nhà nho ta đọc Quan Thoại sai đến 40 phần trăm. Chỉ có vài tiếng hiếm hoi như QUÍ họ mới đọc đúng được. Nhưng cái sai...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 10/Hết – Giang hồ Sài gòn xưa khác nay

Tác giả viết bài này từng bị giam tại chuồng cọp trại 7, khu C, Côn Đảo gần hai năm (từ giữa năm 1973 đến 30-4-1975). Trong số tám khu...

Câu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền...

Sự hưng thịnh và suy vong của đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Vào đầu thế...

Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ & ông Nguyễn Văn Vĩnh

Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20. Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp;...

Những ngộ nhận về áo dài Cát Tường

Càng ngày áo dài truyền thống càng phổ thông hơn ở nước ta và trên thế giới. Đến nỗi đã có vài luận án tiến sỹ ở Mỹ và Úc...

Loạt ảnh thú vị về đời sống ở Sài Gòn năm 1961

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Sài Gòn năm 1961 do người Mỹ thực hiện, mới đây được một nhà sưu tầm rao bán trên trang mạng mua bán...

Ngôi chùa bị cháy

Một vị sư trụ trì không biết nguyên nhân vì sao ngồi chùa bị cháy nhưng ngài vẫn trầm tĩnh khi không biết làm sao cứu vãn khỏi tình hình...

Trăm = 100 ? ba mươi sáu = 36 ?

Trong số những ngôi chùa cổ ít được các sách nói tới có chùa Trăm Gian thuộc tỉnh Hà Tây. Chùa tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương,...

Exit mobile version