Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Đề ba” là gì?

Đề ba là gì?

Thường trong lĩnh vực lái xe, ta thường nghe động từ “đề”. Từ này đã được từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa như sau: “Đề: Khởi động động cơ xe máy, ô tô. Đề máy. Đề ga. Máy hỏng không đề được”.

Đôi lúc, ta cũng nghe thấy từ “đề ba”, thường được dùng để chỉ việc khởi hành ở trạng thái lên dốc (đối với ô tô, xe máy…). Từ này dần phổ biến sang các lĩnh vực khác trong đời sống, trở thành một tiếng lóng để chỉ việc làm nóng không khí, hay lấy đà thực hiện một công cuộc nào đó. Thế nhưng tại sao lại gọi là “đề ba” mà không phải “đề một”, “đề hai”?

 

Thực tế, “ba” ở đây không liên quan gì đến “số ba” cả. “Đề ba”, hay chính xác hơn là “đề pa” vốn bắt nguồn từ “départ” trong tiếng Pháp có nghĩa là “bắt đầu”. Đây cũng là khởi nguồn của từ “depart”, tức “khởi hành” trong tiếng Anh. Bản thân động từ “đề” có thể cũng do rút gọn của “đề ba” mà có.

Có thể do ngày trước khi chạy xe máy, cần điều chỉnh tốc độ bằng cách chuyển các số qua bàn đạp nên vô tình người ta đã nghĩ “đề ba” là “đề ở con số ba”. Ngoài ra, nhiều địa phương còn dùng từ “đề lô” để chỉ việc giao kèo trước với nhau nhằm thực hiện điều gì đó. Theo chúng tôi thì đây chỉ là một sự đánh tráo ngữ nghĩa, lấy nghĩa của “đề” trong “đề ba” ghép vào “đề” trong “lô đề” để tạo thành từ “đề lô”.

Về “lô đề” thì đây là một hình thức bài bạc, trong đó “đề” dùng để chỉ việc ghi những con số còn “lô” là tập hợp những con số đó (như trong “một lô, một lốc”).

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 14

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Trương Vĩnh Ký – Người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy....

Sài Gòn 1967 dưới góc nhìn người Mỹ

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu.  Bên...

Quân Cờ Đen – Kỳ 2/3 – Cơn thịnh nộ của Lưu Vĩnh Phúc

Trong khi các biến cố này đang diễn ra tại Bắc Việt, quan hệ giữa Trung Hoa và Pháp không đứng yên một chỗ. Ngày 10 tháng Tám, năm 1883,...

Sài Gòn “tám” chuyện Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm

Người Sài Gòn có thú vui uống cà phê ngoài phố, cà phê “quán cóc”, cà phê hẻm và “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, ví dụ như...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 1/5 – Xây dựng tổng hành dinh

Sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm được Sài Gòn - Chợ Lớn thì có 4 ngôi chùa được trưng dụng làm đồn quân sự và trang...

Những nơi có giá nước sạch đắt nhất thế giới

Tại Papua New Guinea, người nghèo phải bỏ ra hơn 50% thu thập để dùng nước sạch. Người dân ở một ngôi làng thuộc bang Gujarat, Ấn Độ, đứng kín...

Hà Nội năm 1951 – 1954 qua ống kính cựu binh Lê dương người Đức

Dietrich Stahlbaum (sinh năm 1926) là một người Đức đã làm việc ở Việt Nam trong đội quân Lê dương của Pháp trong thời gian 1951-1954. Trong thời kỳ này...

Long Xuyên thập niên 1920

Đầu thế kỷ 20, tỉnh lỵ Long Xuyên (tỉnh Long Xuyên cũ, nay là TP Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang) là một trong những đô thị sầm uất nhất...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P1: Đánh Chiêm Thành

Các đời chúa Nguyễn khởi đầu từ khi Nguyễn Hoàng đến trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Phần lãnh địa của chúa Nguyễn khi đó chỉ kéo dài đến...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Exit mobile version