Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Đồng hồ” là gì?

Đồng hồ là một dụng cụ đo khoảng thời gian dưới một ngày; khác với lịch, là một dụng cụ đo thời gian một ngày trở lên. “Đồng hồ” là một từ Hán – Việt gồm hai yếu tố “đồng” và “hồ”.

“Đồng” 銅 dùng để chỉ kim loại mà nay chúng ta vẫn quen với kí hiệu hóa học là Cu. “Hồ” 壼 là cái bình đựng chất lỏng, có miệng nhỏ, ở giữa phình ra. Thời xưa, con người ghi nhận thời gian bằng buổi, ngày, tháng, năm… nhưng những khoảng thời gian dưới một ngày thì trước khi có đồng hồ, việc đo đạc thiếu chính xác.

Để biết giờ trong ngày, người ta dùng một cái hồ bằng đồng có lỗ thủng nhỏ ở đáy rồi đổ nước vào trong. Nước sẽ chảy từ đáy hồ ra, và mực nước trong hồ vợi dần. Trên thành hồ có nét khắc các vạch ngang để tính giờ. Mực nước sẽ đánh dấu giờ ở đó. Ở Việt Nam, năm 1029, triều đình cho xây điện Phụng Tiên ở trước sân rồng.

Trên nóc điện này vua cho dựng lầu Chính Dương, trong lầu có đặt “máy đồng hồ giọt nước” hoạt động theo nguyên lý kể trên và cắt cử người coi giữ, cứ nhìn vào đồng hồ mà điểm trống báo canh, báo thời khắc cho cả triều đình. Truyện Kiều có hai chữ “khắc lậu” trong câu “Đêm thâu khắc lậu canh tàn Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương” để chỉ thời điểm đêm khuya, lúc nàng Kiều lén theo gã Sở Khanh đi trốn khỏi nhà mụ Tú Bà.

Nguyễn Du cũng viết trong Truyện Kiều: Giọt rồng canh đã điểm ba Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm là để chỉ giọt nước đồng hồ cũng cùng loại nhưng có chạm khắc hình con rồng. Sau này, đồng hồ cơ, đồng hồ điện tử dần xuất hiện, có thể hiện thị thời gian chính xác tuyệt đối. Thế nhưng, từ “đồng hồ” thì vẫn còn đó như là một chứng nhân lịch sử.

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: 3 đại gia …

Lịch sử Chợ Lớn gắn liền với thương mại và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 xuất hiện các nhân vật đặc biệt, để lại dấu ấn ít...

Bản lĩnh người Giao Chỉ khiến vua Hán phải bội phục

Từ thời Giao Chỉ còn phải lệ thuộc vào phương Bắc cho đến khi giành được độc lập và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, rồi Đại...

Bạc sỉu, di sản Sài Gòn xưa

Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn có lẽ đi sớm hơn người Việt trong kinh doanh hàng quán, trong đó có cà phê. Cà phê cho giới bình dân...

Chết đói đầu núi

Khi Vũ Vương đem quân đi đánh vua Trụ, Bá Di, Thúc Tề nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng: - Cha chết chưa chôn,...

Chuyện mèo, chuyện chó

Mèo đen, mèo trắng Ở khu Tây Đơn, thuộc thành phố Bắc Kinh, có một nhà hàng do Trần Nghị và Chu Đức đề nghị Chu  n Lai sáng lập...

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa

Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình...

Bích Câu Đạo quán – nơi luyện phép trường sinh ở Thăng Long xưa

Dù ngày nay nước ta không còn bóng dáng các đạo sĩ tu tiên theo học thuyết Lão Trang, Bích Câu Đạo quán vẫn là chứng tích độc đáo về...

Nguồn gốc lịch sử tên gọi Phù Tang của đất nước Nhật Bản

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta...

Dòng triết lý truyền thống Tộc Việt

I – Cổ thư Bách việt tiên hiền chí.1. đôi dòng sử sách Bách Việt tiên hiền chí là tập sách quý trích trong đại bộ Lĩnh Nam di thư...

Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh

“Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn...

Ngắm nhan sắc Hoàng hậu Nam Phương qua ảnh

Hoàng hậu Nam Phương (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh...

Người Việt trong vùng Đông Nam Á

I.TÓM LƯỢC Lãnh thổ của Việt Nam ngày nay là cái nôi của một trong những nền văn minh đầu tiên trên thế giới, và là một trong những vùng...

Exit mobile version