Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Gương vỡ lại lành – Phá kính trùng viên là gì

Thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, vị vua cuối cùng của nước Trần là Trần Hậu Chủ có một người em gái rất xinh đẹp là công chúa Lạc Xương. Công chúa Lạc Xương là người tính tình dịu dàng hiền hậu, lại biết vẽ tranh và làm thơ. Trần Hậu Chủ rất thương yêu nàng, thường đàm luận với nàng về thơ ca. Khi công chúa Lạc Xương 18 tuổi làm đám cưới với một chàng trai tài mạo vô song tên là Từ Đức Ngôn.

Hai vợ chồng họ đã trải qua những ngày tháng rất hạnh phúc. Bỗng nhiên chiến tranh xảy ra, Tùy Dương Kiên và Trần Hậu Chủ cùng tranh giành thiên hạ. Lực lượng của Tùy Dương Kiên rất mạnh, vì thế giành được ưu thế về quân sự. Trần Hậu Chủ vô cùng lo lắng, nói với em gái rằng: “Tình hình nguy cấp lắm rồi, vợ chồng em cũng nên lo liệu trước cho mình đi!”.

Công chúa Lạc Xương và Từ Đức Ngôn nghĩ tới lúc một khi nước Trần bị diệt vong, thì nhất định sẽ không thể tránh được chuyện sinh li tử biệt, vì thế cảm thấy rất đau lòng. Từ Đức Ngôn nghĩ rằng công chúa Lạc Xương đẹp như vậy, nếu đất nước bị diệt vong, nhất định sẽ bị người khác chiếm mất. Nhưng chàng vẫn hi vọng có dịp được đoàn tụ, thế là chàng liền lấy một tấm gương đập làm hai mảnh, tự mình giữ một mảnh, còn mảnh kia đưa cho công chúa Lạc Xương và dặn nàng vào ngày rằm tháng giêng năm sau đem mảnh gương vỡ ra chợ ở Kinh đô bán, chàng cũng sẽ lấy mảnh gương vỡ của mình tới làm vật chứng để đoàn viên. Sau đó, quả nhiên nước Trần bị diệt vong, Hậu Chủ bị bắt và trở thành tù nhân.

Công chúa Lạc Xương bị ép làm ái thiếp của Dương Tố là công thần của Dương Kiên. Đến ngày hẹn, Từ Đức Ngôn ra chợ chỉ tìm thấy một bà lão đang cầm mảnh gương vỡ để rao bán. Sau khi đem hai mảnh ghép lại với nhau, Từ Đức Ngôn biết được đây chính là người của Công chúa Lạc Xương liền yêu cầu bà lão kể rõ tình hình của Công chúa Lạc Xương. Bà lão kể lại hoàn cảnh hiện nay của công chúa Lạc Xương cho Từ Đức Ngôn nghe. Nghe xong, Từ Đức Ngôn liền viết một bài thơ lên mảnh gương vỡ đó:

鏡與人俱去
鏡歸人不歸
無復嫦娥影,
空留明月輝!

Kính dữ nhân cụ khứ
Kính qui nhân bất qui!
Vô phục Thường Nga ảnh,
Không lưu minh nguyệt huy!

Có nghĩa:

Gương đi người cũng đi theo,
Gương về người chẳng về theo lại nhà.
Đâu còn thấy được bóng Nga,
Bơ vơ như ánh trăng tà trống không !

Tạm dịch văn như sau:

“Gương với người đều cùng ra đi. Nay gương đã trở về với nhau rồi mà người thì vẫn không thấy trở về cùng nhau. Vì thế mà vẫn chưa được nhìn lại bóng dáng của Hằng Nga thuở trước, chỉ còn giữ lại được ánh trăng suông mà thôi. Tác giả bài viết này tạm dịch thơ như sau:

Người đi gương cũng ra đi,
Bây giờ gương về người chẳng thấy đâu!
Vắng Hằng Nga khiến lòng đau,
Chỉ còn trăng với nỗi sầu cô đơn!

Công chúa Lạc Xương đọc xong bài thơ này thì vô cùng buồn bã, bèn bỏ cơm nhất định không chịu ăn. Sau khi Dương Tố biết được câu chuyện thì rất cảm động, lập tức cho công chúa và Từ Đức Ngôn được đoàn viên.

Từ đó, người đời sau thường dùng câu thành ngữ “Phá kính trùng viên” này để nói đến việc vợ chồng sau khi ly tán lại được đoàn tụ. Trong cuộc sống, chúng ta có thể hôm nay ly biệt, nhưng về sau có thể trùng phùng, nên xem đó là chuyện bình thường. Thế mới biết: từ xưa tới nay, chuyện buồn vui, ly hợp là qui luật khách quan tất yếu của con người.

Từ Hi Thái hậu làm gì khiến cỏ không thể mọc trên lăng mộ ?

Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ...

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ?

Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ...

Bậc quân tử không giấu diếm tâm địa, không phô trương tài năng

Bậc chính nhân quân tử, những người có đạo đức cao thượng thời xưa đều có phép tắc làm người và xử thế, đó là “tâm địa quang minh, tài...

Thời trang của phụ nữ Sài Gòn thế kỷ XX

Vào đầu thế kỷ 20, y phục chính của phụ nữ đất Sài Gòn là tà áo dài nền nã, kín đáo đi kèm với các món trang sức tinh...

Hương xuân ngày cũ, Sài Gòn trước năm 1975

Gần đây cư dân mạng truyền nhau những tấm hình, những video clip phim xưa có ghi lại những hình ảnh quê hương Việt Nam ngày cũ, đã làm sống...

Tín ngưỡng Sùng bái con người của Văn hoá Việt

Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm...

Những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ trong thế kỷ XIX

Tác giả của những tác phẩm văn học sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên là các ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Minh Ký...

Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?

Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đình, người cha quyết định mọi...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Dẫn Nhập – Ðại lược về Khoa cử

"Sĩ nhiều thì nước thịnh mà con đường tìm người tài giỏi, chọn lựa được nhiều nhân tài thì không phép nào bằng Khoa cử." Phan Huy Chú, Khoa Mục...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 10/Hết – Giang hồ Sài gòn xưa khác nay

Tác giả viết bài này từng bị giam tại chuồng cọp trại 7, khu C, Côn Đảo gần hai năm (từ giữa năm 1973 đến 30-4-1975). Trong số tám khu...

Nhạc Bolero – Thể Loại Dễ Nghe Nhưng Khó Hát

Ca từ giản dị, giai điệu sâu lắng khiến Bolero được nhiều người nghe và hát theo. Nhưng cách dàn hơi, nhả chữ, chuyển giọng khi biểu diễn thể loại...

Exit mobile version