Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lý giải nguồn gốc cái tên “Gò Vấp”

Theo nhiều người, Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra.

Cây vấp và địa danh Gò Vấp

Theo nhiều người, Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra.

Có thuyết cho rằng nguồn gốc của tên Gò Vấp là do trước đây nơi này là một ngọn đồi trồng cây vấp (cây này còn có tên khác trong tiếng Chăm là Krai, tên tiếng Việt là vấp hoặc vắp, lùn).

Cũng có người nói khu vực Gò Vấp cao hơn so với các vùng khác nên dễ bị vấp té. Gò là vùng gò đất cao, gồ ghề, vấp là dễ vấp té, kết hợp lại ta có tên Gò Vấp. Gò Vấp cũng được số ít gọi là Gò Té (?!)

Các vị trưởng lão cũng không biết cây vấp giờ ở đâu

Dò hỏi các vị cao niên, các bậc trưởng lão của Gò Vấp, thì đều nhận được cái lắc đầu. Các cụ đều nói trước đây nhiều lắm, giờ đô thị hóa nên không còn nữa.

Lên Internet hỏi “bác” Google cũng chỉ nhận được những thông tin về tên gọi, công dụng chữa bệnh, nguồn gốc và một số hình ảnh.

Tuy nhiên không có một địa chỉ cụ thể nào để có thể tìm thấy một cây vấp đang sống, đang xanh tốt.

Chắc là tắc – chắc gặp đường cùng rồi!

Một thời gian sau, đi họp chung một chú khá lớn tuổi, mình trao đổi về mong muốn đi tìm cây vấp xem nó như thế nào. Gò Vấp mình liệu có thể tìm thấy cây vấp nào không?

Chú nói: “Gò Vấp thì hổng còn cây nào đâu con. Chú nghe nói trong Sở Thú còn vài cây. Con thử vào trỏng tìm xem sao”.

Euréka – Thấy rồi!

Một sáng thứ bảy – cách Tết nguyên đán Bính Thân đúng 2 tuần, người viết quyết định cầm theo máy chụp hình và thẳng tiến vào Sở Thú. Đi cùng là bà xã, vừa có bạn đồng hành, vừa tranh thủ chụp cho “người mẫu nhà” một số hình ảnh.

Sở Thú bình thường thấy cũng không rộng lớn lắm, nhưng khi vào để tìm một cái cây cụ thể thì thấy thật mênh mông.

Quá nhiều cây xanh rất cao, rất to. Cả một thảm thực vật xanh mướt. Dù cây nào cũng có đánh số và ghi bảng tên, nhưng để tìm ra cây vấp thì không phải đơn giản.

Người viết đã hỏi thăm đến mười mấy người, từ chị soát vé, anh chăm sóc cây, chị đang tỉa cành, cho đến các anh bảo vệ và cả một số anh chị làm công tác quản lý. Nhiều anh chị không biết loài cây này. Một vài anh chị biết nhưng không thể nhớ được vị trí của cây.

Khi nghĩ rằng khó có thể tìm thấy cây vấp trong cả mấy ngàn cây của Thảo Cầm Viên, thì thật may mắn khi gặp được anh quản lý thảm thực vật.

Lật cuốn sổ lý lịch cây, anh cho biết Thảo Cầm Viên chỉ còn 2 cây vấp và vị trí chính xác của 2 cây vấp này. Cây thứ nhất thân khá cao, số hiệu đã mờ, bảng tên là cây vấp (Mesua Ferrea).

Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN

Thân cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN

Cây vấp 1 cao sừng sững, oai vệ trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN

Cây thứ hai không cao lắm, gốc cổ thụ, khá già nua, phải cần ba cây sắt phụ chống đỡ “tấm thân già”, số hiệu 1190, bảng tên là vấp nhiều hoa (Mesua Floribunda).

Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên mang số hiệu 1190 – Ảnh: SƠN TRẦN

Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống – Ảnh: SƠN TRẦN

Gốc cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên xem ra đã và đang chống chỏi với thời gian – Ảnh: SƠN TRẦN

Gò Vấp sẽ có lại cây vấp?

Như vậy là sau một thời gian dài tìm kiếm cuối cùng thì người viết đã có thể tận tay ôm một, mà không, tới hai cây vấp còn đang xanh tốt giữa Sài Gòn.

Chỉ tiếc là chưa tìm ra cây vấp nào trên đất Gò Vấp.

Theo anh quản lý sổ lý lịch cây Thảo Cầm Viên thì hiện nơi đây đang ươm giống cây vấp để bảo tồn loài cây này.

Và theo thông tin mà người viết nắm được, thì một số cơ quan, đơn vị ở quận Gò Vấp cũng đã lên kế hoạch tìm và trồng loại cây này trên vùng đất Gò Vấp.

Hy vọng là trong thời gian không xa sẽ thấy những hàng vấp xanh tốt trên các con đường của quận Gò Vấp.

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Kỳ thú ‘thế giới động vật’ trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Được đúc vào thời vua Minh Mạng, Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Một điều lý...

Trưng Trắc và Trưng Nhị và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Thức tỉnh tinh thần dân tộc

Lịch sử và truyền thuyết kể rằng hai chị em vốn dòng dõi họ HÙNG - Một trong dòng họ làm Vua tổ của dân tộc Việt Nam nay thuộc...

Vì sao hay nói “Cưới xin” – Cưới vợ mà không nói cưới chồng?

“Cưới xin” là từ gốc Hán, trong đó “cưới” có nghĩa là “xin”. “Cưới” chính là từ Việt hoá của một từ Hán Việt là “cái”. “Cái” , tiếng Hán...

Những góc phố Hà Nội qua tranh của họa sĩ Phạm Bình Chương

Hà Nội hiện lên trong những bức tranh hiện đại nhưng vẫn yên bình, phảng phất nét cổ kính. Không ép uổng theo một lối Hà Nội phải cổ, hay...

Trận lụt lịch sử ở Hải Dương năm 1926

Trong trận lụt lịch sử xảy ra ở miền Bắc cuối tháng 7/1926, Hải Dương là một trong những địa phương chịu hậu quả nặng nề nhất. Nước ngập trắng...

Những bức ảnh về một Sài Gòn xưa rợp bóng cây

Hàng me cổ thụ xanh rì, cây gòn trăm tuổi như ông lão áo mão tôn nghiêm, hàng xà cừ đại thụ… mang đến không gian trong lành cho đường...

Lúa De An Cựu

Tôm rằng bóc vỏ bỏ đuôi Gạo De An Cựu mà nuôi mẹ già Lúa bây giờ nhiều rất nhiều giống mới, với nhiều ưu thế như ngắn ngày, kháng...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 9/25 – Về loại từ Cái và Con

Khi học ngôn ngữ của các dân tộc gốc Mã Lai, chúng tôi có nhận thấy một điều Kỳ dị này là trừ ngôn ngữ Việt Nam ra, còn thì...

Trò chơi tuổi thơ

Nếu có thể đọc tên tất cả những trò chơi này, hẳn bạn đã từng có một tuổi thơ rất hạnh phúc. Nhà chòi – ngôi nhà chứa đựng ký ức tuổi...

Bàn thờ vọng là gì? Cách lập bàn thờ vọng

Bàn thờ vọng ngày nay khá phổ biến, áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong...

Những hình ảnh về Hà Nội tưởng chừng của quá khứ

Bạn hãy đi mà xem, quanh cái Hà Nội xô bồ này, bên con đường nơi dòng người hối hả ngược xuôi, vẫn có ở đó những hình ảnh tưởng...

Exit mobile version