Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của câu “nói ba ngày ba đêm không hết”

Khi có người hỏi chúng ta một vấn đề rắc rối phức tạp khiến chúng ta không thể trả lời xong ngay, chúng ta thường sẽ đáp lại rằng: “Việc này có thể nói ba ngày ba đêm không hết, xin bạn đừng hỏi nữa”. Vậy nguồn gốc của câu “nói ba ngày ba đêm không hết” từ đâu mà có?

Điển cố “nói ba ngày ba đêm không hết” xuất xứ từ câu chuyện trong «Sử ký – Quyển 74 – Mạnh Tử Tuân tử truyền»: “Sau khi gặp Thuần Vu Khôn nói chuyện ba ngày ba đêm không chán. Huệ Vương muốn ban chức khanh tướng để giữ lại, nhưng Khôn cảm tạ rồi cáo từ”.

Điển cố này liên quan đến Thuần Vu Khôn, đại phu nước Tề thời Chiến quốc, là người có học vấn uyên bác, trí nhớ siêu phàm, giỏi hùng biện và quan sát nắm được tâm ý người khác. Có người tiến cử Thuần Vu Khôn với Huệ Vương, vì thế Lương Huệ Vương đã gặp riêng Thuần Vu Khôn hai lần, nhưng cả hai lần chỉ thấy Thuần Vu Khôn im lặng. Thái độ khiến Huệ Vương cảm thấy kỳ lạ, liền hỏi người tiến cử rằng: “Ngươi ca ngợi Thuần Vu Khôn, nói rằng đến Quản Trọng và Yến Anh cũng không bì kịp, nhưng ông ấy dường như không muốn nói chuyện với ta, ta cũng hết cách. Chẳng lẽ ta không xứng đáng để ông ấy nói chuyện sao? Cuối cùng là vì nguyên nhân gì?”.

Người tiến cử nói lại những lời của Lương Huệ Vương với Thuần Vu Khôn thì nghe đáp lại: “Lần đầu tôi gặp đại vương thì thấy suy nghĩ của ông ấy toàn liên quan đến xem tướng ngựa; lần thứ hai gặp đại vương thì thấy ông ấy chỉ nghĩ chuyện nhan sắc. Vì thế mà tôi im lặng không nói gì”.

Người tiến cử lại truyền lại lời của Thuần Vu Khôn với Lương Huệ Vương, Huệ Vương nghe thế không khỏi giật mình, nói: “Ôi! Thuần Vu Khôn tiên sinh đúng là thánh nhân! Lần đầu tiên đó là vì có người vừa tặng ta một con ngựa tốt, ngay lúc ta đang định xem thì Thuần Vu Khôn đến. Lần sau đó lại có người tặng ta một cô ca kỹ, ta chưa kịp ngắm nhìn thì lại đúng lúc Thuần Vu Khôn đến. Vì thế khi gặp ông ấy lòng ta chỉ nghĩ đến những chuyện này, quả đúng như thế”.

Không lâu sau Lương Huệ Vương lại tiếp kiến Thuần Vu Khôn, lần này hai người chuyên tâm trò chuyện liên tục ba ngày ba đêm không chán. Lương Huệ Vương muốn phong chức quan to cho Thuần Vu Khôn nhưng Khôn khách khí từ chối. Lương Huệ Vương liền tặng cho Thuần Vu Khôn một xe ngựa có 4 con tuấn mã kéo chứa đầy vải vóc và ngọc bích với cả trăm lạng vàng. Nhưng cuối cùng Thuần Vu Khôn vẫn không chịu ra làm quan.

Về sau, người ta dùng câu “nói ba ngày ba đêm không hết” xuất xứ từ câu chuyện này để ví về chuyện rắc rối phức tạp, không thể nói tường tận, dần dần cách nói này ngày càng phổ biến, thành câu nói quen thuộc hay được dùng.

Chửi

Hồi tiền chiến, báo chí có kể câu chuyện một người ngoại quốc nghiên cứu về lối chửi nhau của các dân tộc, đến Việt Nam, nhân đọc một đoạn...

Chuyện ăn Tết của vua chúa Việt xưa

Qua những tư liệu lịch sử, Tết của vua chúa xưa thường không nặng về hưởng thụ vật chất mà luôn hướng tới lễ nghi và truyền thống văn hóa...

Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo cảnh tỉnh về ‘ham mê sắc dục’

“Sắc dục” được xem là một vấn đề rất nghiêm trọng trong văn hóa truyền thống cả phương Đông và phương Tây. Suốt năm nghìn năm văn minh, những câu...

Nguồn gốc ít biết của khẩu trang N95

Thật khó tìm được biểu tượng nào phù hợp với đại dịch Covid-19 hiện nay hơn chiếc mặt nạ phòng độc N95. Chiếc khẩu trang vừa khít quanh mặt và...

Ngập Ngừng – Từ thơ đến nhạc: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Từ lúc hình thành và phát triển, dòng nhạc vàng của Việt Nam có rất nhiều các ca khúc lấy cảm hứng từ các thi phẩm. Có nhiều trường hợp...

Văn hóa miền Nam nước Việt hay văn hóa Đồng Nai Cửu Long?

Nghiên cứu và viết về văn hóa xã hội vùng này từ trước tới giờ đã có nhiều người làm, khởi từ Trịnh Hoài Đức đến Sơn Nam, Nguyễn Đình...

Saint Paul Tu Viện Đầu Tiên Ở Sài Gòn

Cách nay gần 160 năm (1862) trên đất Sài Gòn xuất hiện một tu viện dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Paul thành Chartres) do Mẹ bề trên Révérend Benjamin...

Khám phá Sài Gòn năm 1970 qua ảnh

Chùa Vĩnh Nghiêm đang được xây dựng, phụ nữ và trẻ em trong Thảo Cầm Viên, câu lạc bộ golf ở sân bay Tân Sơn Nhất… là loạt ảnh Sài...

10 câu châm ngôn tinh túy lưu truyền trong giới cao nhân

Có đôi khi, nhìn vào những trí huệ và cảm ngộ về cuộc đời của người khác, chúng ta có thể cảm thụ được, ít nhất cũng làm thay đổi...

Những bức ảnh về Sài Gòn thế kỷ 19

Sài Gòn năm 1893 khá hiện đại như miêu tả trong cuốn “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận” (1885) của Trương Vĩnh Ký. Qua...

Chữ “Kim” trong tiệm vàng

Chữ Kim ở các tiệm vàng. Trước 1975 ở miền Nam, tên tiệm vàng nào cũng có chữ “Kim”. Nó bắt nguồn từ một thương hiệu vàng nổi tiếng ở Việt Nam...

Phân biệt nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ

Người xưa thường nói: Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt. Không chỉ ngữ pháp mà ngôn ngữ tiếng Việt cũng rất phong phú. Vì thế để...

Exit mobile version