Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của lá cờ cầu vồng

Hẳn bạn đã thấy biểu tượng này khắp mọi nơi. Chúng được treo trên cửa sổ, tung bay tự hào giữa đám đông hay thậm chí là ghim trên áo, kèm theo khẩu hiệu #loveislove. Xin chào cầu-vồng, biểu tượng chung cho cộng đồng LGBQTI (Lesbian, Gay, Bisexual, Queer, Transgender, Intersex).

Biểu tượng đẹp đẽ này bao hàm tình yêu, sự tự do và được sử dụng trên toàn thế giới. Nhưng ai là người đầu tiên đề xuất lấy hình ảnh cầu vồng làm biểu tượng cho niềm tự hào của LGBQTI và ai chịu trách nhiệm làm ra lá cờ đầu tiên?

Lá cờ cầu vồng đầu tiên được thiết kế bởi Gilbert Baker vào năm 1978. Baker – một họa sĩ, nhà thiết kế, nghệ sĩ trình diễn đường phố và cựu chiến binh Việt Nam – được ông Harvey Milk nổi tiếng đặt hàng, người đã thấy sự cần thiết đối với một biểu tượng cho cuộc diễu hành tự hào tiếp theo ở San Francisco.

Baker – quốc tịch Mỹ, là một người yêu nước, ông được truyền cảm hứng từ những ngôi sao và họa tiết sọc trên quốc kì. Ông cảm thấy mình cần phải tìm một biểu tượng có ý nghĩa cho cả cộng đồng đồng tính nam và đồng tính nữ.

Trong và trước những năm 1970, cộng đồng đồng tính được nhận biết qua một tam giác màu hồng, biểu tượng ban đầu được sử dụng bởi Đức quốc xã để xác định người đồng tính luyến ái trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là một biểu tượng đen tối và trang nghiêm; Baker chủ ý sẽ xóa bỏ điều đó.

“Mặc dù hình tam giác màu hồng vẫn còn là một biểu tượng mạnh mẽ, nhưng nó đã trói buộc chúng tôi rất nhiều.”

Gilbert Baker

Lá cờ cầu vồng dành cho tất cả mọi đối tượng và là biểu tượng cho sự hợp nhất cộng đồng. Như Baker giải thích:

“Bản năng tính dục của chúng ta là muôn màu muôn vẻ mà không có sự phân biệt về giới tính, chủng tộc hay tuổi tác.”

Gilbert Baker

Lá cờ nguyên bản của Baker được tạo thành từ tám màu khác nhau, mỗi màu mang một ý nghĩa. Màu hồng ở đầu lá cờ tượng trưng cho tình dục, màu đỏ là biểu tượng cho sự sống, màu cam có nghĩa là chữa lành các vết thương, màu vàng biểu tượng cho ánh sáng mặt trời, màu xanh lá cây đại diện cho thiên nhiên, màu ngọc lam đại diện cho nghệ thuật, màu chàm cho sự hòa thuận và cuối cùng màu tím cho tinh thần.

Thiết kế của Baker lần đầu tiên được tung bay trong gió vào ngày Diễu hành tự do đồng tính ở San Francisco, ngày 25 tháng 6 năm 1978.

Khi Harvey Milk bị ám sát ngày 27 tháng 11 năm 1978, nhu cầu về lá cờ lại tăng lên.

Kể từ khi ra đời vào cuối những năm 70, đến nay, lá cờ đã được biết đến trên khắp thế giới như một biểu tượng của cộng đồng LGBQTI. Baker mới qua đời hồi đầu năm 2017, nhưng tình yêu và sự lạc quan mà ông đem lại sống mãi với màu cờ và trong trái tim của toàn cộng đồng LGBQTI.

“Một lá cờ thật sự không phải là thứ mà bạn có thể thiết kế. Một lá cờ thực sự tồn tại trong linh hồn người dân. Chúng là thứ mà mọi người đều sở hữu và đó là lý do chúng tồn tại. Lá cờ cầu vồng giống như những lá cờ khác theo nghĩa như vậy: Nó thuộc về mọi người.”

Gilbert Baker

Và, bầu trời sẽ đẹp hơn rất nhiều khi có cầu vồng, đúng không?

Tác giả: Lulu Morris
Dịch giả: Thảo Tăng
Ảnh bìa: Benson Kua
Nguồn: nationalgeographic

Những hình ảnh quý giá về tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho

Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương ngày nay chỉ còn tồn tại trong ký ức… Đường sắt Sài Gòn – Mỹ...

Tù binh chiến tranh là gì?

Các công ước Geneva bao gồm một loạt thỏa thuận quy định chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, ra đời gần 150 năm nay. Công ước này đưa ra...

“Thương” và “hận” trong nỗi niềm của danh ca Chế Linh

Trước năm 1975, nhạc sĩ Tú Nhi (bút danh khi viết nhạc của danh ca Chế Linh) đã sáng tác rất nhiều ca khúc phổ thông đại chúng nổi tiếng...

Kiểu người gặp được nhất định phải trân quý

Một người thực sự có trình độ là người không chỉ có năng lực mạnh mẽ để làm các việc, hành động nhanh chóng, mà họ cũng còn phải biết...

Tam Đa “Phúc-Lộc-Thọ” là ai?

Tam Đa là biểu tượng tốt đẹp mà con người luôn muốn có với hy vọng mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc. Nhưng câu chuyện và ý...

Nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dày

Bánh Chưng, bánh Dày, đó là những vật đã gắn liền với ký ức của mỗi người Việt nói riêng về ngày Tết âm lịch, trong một không gian rộng...

Đi bộ dưới mưa, thong dong tự đắc

Con người nếu cởi mở, thoải mái, thì dù đi trong mưa cũng rất vui vẻ. Tôi lớn lên ở vùng nông thôn, rất thích những ngày trời đổ mưa....

Chuyện một người Pháp xưng đế ở Tây Nguyên cuối thế kỷ 19

Trong khoảng thời gian từ 1888 đến 1890, khi nước ta đang xảy ra các biến cố như vua Hàm Nghi bị Pháp bắt lưu đày sang Algeria thuộc Pháp,...

Những hình ảnh quý giá về Chợ Lớn năm 1950

Vào năm 1950, nhiếp ảnh gia Carl Mydans của tạp chí Life đã thực hiện một loạt ảnh sinh động về khu vực Chợ Lớn trong chuyến đi Việt Nam của mình....

Những nghi lễ gia đình của người Hoa ở Nam bộ

Hiện nay ở nước ta có gần một triệu người Hoa. Họ cư trú ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung đông đảo ở các...

29 bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Những bản đồ cổ của các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế hiến tặng Nhà nước Việt Nam, xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa...

Lý giải Việt sử 4000 năm bằng khoa học

Tóm lược: Bài này đi từ các cứ liệu lịch sử cổ địa chất của vùng đồng bằng Bắc bộ, và suy luận với tư duy khoa học để loại...

Exit mobile version