Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của từ “Cù Lao”

“Cù lao” là một khái niệm địa lý dùng để chỉ phần đất nổi lên ở giữa sông, rất quen thuộc với người dân vùng sông nước. Vậy từ này có nguồn gốc ra sao?

Về điều này, TS. Lý Tùng Hiếu ghi nhận rằng, “cù lao” bắt nguồn từ tiếng Chăm “palao” có nghĩa là… cù lao hoặc đảo. Từ điển Chăm – Việt do Bùi Khánh Thế chủ biên cũng có giảng: “Palau: 1 (d) đảo, cù lao”.

Học giả An Chi thì giải thích “cù lao” bắt nguồn từ tiếng Mã Lai là “pulau”, có nghĩa là “đảo”, phương Tây thường phiên âm thành “poulo”.

Hai cách lý giải này có một điểm giao nhau. Đó là trong cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ, có nhóm Javakur vốn là con cháu của những cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo, gốc từ Malaysia và Indonesia. Từ vựng ở tiếng Chăm Nam Bộ có nhiều từ chung với Mã Lai, nên “palau” trong tiếng Chăm hẳn là do biến âm của “Pulau” trong tiếng Mã Lai mà thành.

Như vậy, có thể thấy trong sự giao thoa ngôn ngữ giữa người Mã Lai, Chăm và Việt, “pulau” đã biến âm, trở thành “palau” (hay “palao”) và “cù lao”.

Ngoài ra, ta còn có một từ “cù lao” khác chỉ công ơn cha mẹ. Đây là một từ gốc Hán, vốn viết bằng hai chữ 劬勞 với “cù” (劬) có nghĩa là “nhọc nhằn” còn “lao” (勞) nghĩa là vất vả”.

Những Kim Bảo đời vua Gia Long (1802-1819)

Nguyễn Phúc Ánh còn có tên huý là Chủng và Noãn, con thứ 3 của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và bà Nguyễn Thị Hoàn, sinh ngày 15 tháng Giêng năm...

Vì sao gọi bệnh viện là nhà thương?

Dân miền SAIGON chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay...

Ký ức về đoàn hát Kim Chung

Trước 1954 đoàn Kim Chung thành lập ở ngoài Bắc, cũng là một đoàn hát có bề thế, nổi tiếng, chủ nhân là ông Trần Viết Long, một công tử...

Chữ “sĩ” trong ngành y ngày nay

Với bác sĩ, y sĩ thì chữ “sĩ” là điều rất quan trọng. Thế nhưng xã hội lại đang phải chứng kiến sự xuống cấp của cái “sĩ” trong ngành...

Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy

Một người nếu muốn được niềm vui, thì phải có trí huệ sống cho những phút giây hiện tại. Quá trình tìm kiếm niềm vui, cũng chính là quá trình không...

Tàu hỏa ở Việt Nam thập niên 1920

Việc đi tàu hỏa ở Việt Nam xưa có khác gì nhiều so với ngày nay? Cùng khám phá điều này qua loạt ảnh do người Pháp thực hiện vào...

Ý nghĩa của bức tượng “bộ khỉ tam không”

Ba con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng là hình tượng khá ρhổ biến nhưng về ý nghĩa của nó,...

Những công dụng thần kỳ của Coca mà bạn chưa chắc là đã biết

Coca Cola vốn là loại nước giải khát được yêu thích nhất nhì thế giới. Từ già tới trẻ, từ mẹ bỉm sữa tới thanh niên F.A, ai cũng mê...

Chửi thề, văng tục !

Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh...

Đôi Guốc Sài Gòn

Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội. Theo ông Hoàng Đạo Thúy...

Nét văn hóa miền Tây

Vài chục năm trước, giao thông cách trở, chủ yếu là đường sông, nào tàu, nào ghe nào xuồng là những phương tiện thông dụng đi trên những con sông...

Công của Lê Văn Duyệt trong việc đào kinh Vĩnh Tế

Thượng Công Lê Văn Duyệt là nhà quân sự, nhà chính trị song toàn; chí công và nghiêm minh. Ông trị nước bằng cách thương dân, nghiêm khắc bọn quan...

Exit mobile version