Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của từ “So le”

Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức có giảng: “so le: không đều, cao thấp hay hơn kém nhau: Đôi đũa so le, hai tuổi so le quá nhiều”. Đây là một từ khá thú vị vì thoạt nghe, ta cứ tưởng nó có nguồn gốc từ Tây phương, nhưng tra trong sách vở, ngữ liệu thì không thấy cơ sở nào chứng minh điều đó. Vậy “so le” có gốc gác như thế nào?

Hầu hết các ý kiến đều đồng tình rằng “so” chính là “so” trong “so sánh”. Căn cứ vào điều đó, kết hợp với định nghĩa, người ta cho rằng “le” có bà con với “lệch”. Thậm chí đã có người khẳng định rằng, “le” là từ cổ của “lệch” trong tiếng Mường, còn đọc là “lé”, chính là “lé” trong “mắt lé”, cùng một hàm nghĩa “chệch đi”. Hiện chưa có cơ sở để xác thực điều này, nhưng chúng tôi cũng tìm thấy trong từ điển Mường Việt của Viện ngôn ngữ học một chút manh mối như sau: “lé: lẻ. Con khổ pa là con khổ lé: con số ba là con số lẻ. Tiền lé: tiền lẻ”. Như vậy, tuy chưa xác định được “le, lé” với nghĩa “lệch đi” nhưng ta cũng thấy được phần nào chúng có quan hệ với “lẻ” tức “dư ra, không tròn”.

Một giả thuyết khác cho rằng “le” có nghĩa “thòi ra, dôi ra” như trong “le lưỡi”. Để chứng minh điều này, có thể dẫn ra định nghĩa trong từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, xuất bản năm 1931 như sau: “So le: cao thấp không đều nhau”. Kết hợp với lời giải thích của Lê Văn Đức ở đầu bài, ta thấy “so le” ban đầu chủ yếu nói về sự chênh lệch của chiều dài thay vì vị trí. Căn cứ vào điều đó, ta có thể kết luận “so le” là đem so thì bị dôi ra, thòi ra, và “le” cùng một chữ với “le” trong “le lưỡi” là có cơ sở. Ý kiến này thực chất không mâu thuẫn với ý kiến đầu cho rằng “le” bắt nguồn từ “lé” trong tiếng Mường, mà hai ý kiến có thể bổ sung cho nhau.

Tóm lại, “so le” không phải một từ mượn ở Tây phương, mà có gốc rất thuần Việt, trong đó “so” là “so sánh” còn “le” khả năng cao là “dư, lệch”. Ngày nay, “so le” không chỉ nói về độ dài mà còn chỉ vị trí lệch, như hai góc so le trong, lá xếp kiểu so le…

Tại sao Dân Saigon Xưa gọi người Ấn độ là anh Bảy Chà ?

Chữ “Bay” trong tiếng Hindu có nghĩa là Chào Sir phát âm nghe như Bảy , Dân Saigon nghe mấy ông “Chà và” chào nhau ….Bay ! bèn bắt chước...

Nghĩa của thành ngữ “Mèo mả gà đồng”

Trên Kiến thức ngày nay, số Xuân Quý Dậu (tr. 26), Huệ Thiên đã cho rằng hai tiếng gà đồng trong thành ngữ mèo mả gà đồng là con gà...

Lăng Ông Bà Chiểu, chốn linh thiêng của người Hoa

Bạn nên nhớ cái đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn Tết vắng hoe, người Tàu ít đi, họ chỉ đi chùa Tàu cúng, vậy mà Lăng Tả Quân...

Cuộc sống yên bình ở mảnh đất Hà Tây năm 1996

Cùng ngắm nhìn bức tranh bình dị về vùng quê Mỹ Đức, Hà Tây năm 1996 được ghi lại qua ống kính du khách quốc tế. Trên cây cầu ở...

Có tu dưỡng đạo đức mới có thể bao dung, nhường nhịn

Người xưa có câu: “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (Có lòng bao dung nên mới to lớn, không có nhiều dục vọng nên mới giữ mình cương...

Nguyễn Trãi với văn hoá Việt cổ truyền

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam. Ông là con...

Loạt ảnh hiếm có về nữ sinh Đồng Khánh ở Huế năm 1942

Trường Đồng Khánh là ngôi trường của các thiếu nữ con nhà quyền quý ở Huế thời thuộc địa. Nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng về sự quý phái và...

Từ Phổ Nghĩa và An Nghiệp ở Bắc Kỳ (1872-1874)

Từ Phổ Nghĩa (Còn có cách phiên âm khác là Đồ Phổ Nghĩa.) (Jean Dupuis) và An Nghiệp (Francis Garnier) thuộc chung về lịch sử nước Pháp và nước ta....

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối” có ý nghĩa gì?

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối”, hiện nay thường được phát âm là “Môn đăng hộ đối”, cho rằng trai gái đến với nhau, điều kiện kinh tế, địa...

Bộ phim “Kiếp hoa” và nhạc phẩm “Dư âm” của Nguyễn Văn Tý

Kiếp hoa là một trong những bộ phim có âm thanh đầu tiên do người Việt sản xuất, trước đó cũng có nhiều phim truyện do người Pháp hoặc người...

Trạng Quỳnh – từ nhân vật lịch sử đến truyện kể dân gian

Làng Hoằng Lộc “san sát dấu hầu nền tướng, dòng trâm anh nối gót chen vai. Chan chan cửa Khổng sân Trình, nhà thi lễ liền tường giáp mái” là...

Những hình ảnh quý giá về tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho

Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương ngày nay chỉ còn tồn tại trong ký ức… Đường sắt Sài Gòn – Mỹ...

Exit mobile version