Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc tên các châu lục

Xin cho biết nguồn gốc các tên châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực?

Đây là những địa danh mà tiếng Việt đã mượn từ tiếng Hán: Á, nói tắt từ Á Tế Á 亞細亞, Âu từ Âu La Ba 歐羅巴, Mỹ từ Á Mỹ Lị (Lợi) Gia 亞美利加 và Phi từ A Phi Lị(Lợi) Gia 阿非利加.

Á Tế Á là hình thức phiên âm từ tiếng Bồ Đào Nha Asia, bản thân địa danh này của tiếng Bồ Đào Nha thì bắt nguồn từ tiếng Latinh, cũng viết thành Asia. Nhưng xuất xứ của cái tên này thì lại có nhiều phần mơ hồ. Trong một vài kiến giải rối rắm, chúng tôi cho cách giải thích sau đây là hợp lý nhất: Asia có xuất xứ xa gần với từ Assou trong ngôn ngữ của người Phoenicia, có nghĩa là phương Đông, là nơi mặt trời mọc. Điều này thực sự có lý vì Phoenicia ở phía tây của châu Á (là phía mặt trời lặn).

Âu La Ba là hình thức phiên âm từ tiếng Bồ Đào Nha Europa, bản thân từ này lại xuất phát từ địa danh tiếng Latinh, cũng là Europa. Nhưng Latinh thì lại mượn từ Hy Lạp Eurôpê. Theo thần thoại Hy Lạp thì Eurôpê là con gái của Agenor, vua thành Tyr và Téléphassa. Nhưng cũng ngay trong thần thoại Hy Lạp thì Eurôpê còn là tên của nhiều nhân vật khác nữa, ít nhất là sáu. Việc kết nối tên nhân vật và tên lục địa trong danh từ đặc xưng này thật không đơn giản. Một vài thuyết đã được đưa ra còn chúng tôi thì cho rằng đối với Asia (xuất phát từ Assou là phương Đông), Eurôpê (> Europa) bắt nguồn ở từ Ereb, cũng cùa Phoenicia, có nghĩa là phương Tây (nơi mặt trời lặn).

Á Mỹ Lị (Lợi) Gia bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha América, một địa danh tạo ra từ tên của Amerigo Vespucci, nhà hàng hải thành Firenze. Nhiều người thắc mắc tại sao Christopher Columbus (Christophe Colomb) là người đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ từ năm 1492 nhưng không lấy tên của nhân vật này để gọi châu lục đó mà lại lấy tên của Vespucci, là người đến sau. Vấn đề ở chỗ Colombus, trên đường đi tìm nước Ấn Độ theo hướng Tây, đã nhầm tưởng rằng châu Mỹ là đất Ấn Độ (India). Vì vậy mà người bản địa châu Mỹ – thường gọi là người Da Đỏ – đã được gọi là Indian trong một thời gian khá dài cho đến mãi sau này mới được gọi bằng một cái tên ghép là Amerindian (người Ấn Độ châu Mỹ) để phân biệt với Indian là người Ấn Độ chính tông.

Địa danh America được dùng sớm nhất để chỉ đất Nam Mỹ trên một bản đồ địa cầu nhỏ với mười hai múi giờ của nhà bản đồ học người Đức Martin Waldseemüller. Địa danh này đang được sử dụng một cách hoàn toàn bất hợp lý để chỉ Hoa Kỳ, là quốc gia mà tên chính thức là United States of America (Hợp chúng quốc châu Mỹ), thường viết tắt thành USA. Cái tên chính thức này hiển nhiên thừa nhận và thông báo rằng Hoa Kỳ chỉ là một phần đất của châu Mỹ mà thôi, vì ngoài nó ra còn có nhiều quốc gia khác nữa. Tên mà người bản địa dùng để chỉ châu Mỹ là Abya Yala, thuộc ngôn ngữ của người Kuna ở Panama. Cái tên này đã được các dân tộc bản địa lựa chọn và chấp nhận từ năm 1992. Nó có nghĩa là “miền đất đầy sức sống”. Thủ lĩnh của người Aymara là Takir Mamani đã đề nghị toàn thể các dân tộc bản địa gọi vùng đất quê hương của mình bằng cái tên này với lý do là “áp đặt những cái tên ngoại lai lên các thành phố, thị trấn và châu lục của chúng ta là nô lệ hóa bản sắc của chúng ta theo ý muốn của bọn xâm lược và những kẻ thừa kế chúng”.

A Phi Lị (Lợi) Gia là hình thức phiên âm từ tiếng Bồ Đào Nha África, xuất xứ từ tiếng Latinh Africa. Có nhiều thuyết về nguồn gốc của cái tên này. Có thuyết cho rằng tên Africa đi vào các ngôn ngữ châu Âu qua trung gian của người La Mã với từ africus, là tên dùng để chỉ loại gió mang theo mưa. Có thuyết cho rằng Africa xuất xứ từ tiếng Berber Taferka, có nghĩa là đất đai. Cũng còn một số thuyết khác nữa nhưng cũng chỉ là suy diễn còn chúng tôi thì muốn theo thuyết của Isidore de Séville cho rằng Africa đến từ tiếng Latinh aprica, có nghĩa là “ngập nắng”.

Bắp – Hương vị miền Nam – Làm sao quên được?

Cục kẹo, khúc mía, trái ổi, củ khoai, trái bắp... thuở nhỏ được bà, được mẹ cho, nay nhắc lại sao ai trong chúng ta cũng thấy bồi hồi, và...

Chửi

Hồi tiền chiến, báo chí có kể câu chuyện một người ngoại quốc nghiên cứu về lối chửi nhau của các dân tộc, đến Việt Nam, nhân đọc một đoạn...

Những điều cần biết về tranh thủy mặc Trung Hoa

Trong thế giới muôn màu của nghệ thuật hội họa, tranh thủy mặc là một mảng màu riêng biệt, một biểu tượng cho nền nghệ thuật Trung Hoa.   Tranh thủy...

Ông Khai Trí của ‘Sài Gòn, một thời vang bóng’

Cách đây 13 năm khi nghe tin ông chủ nhà sách Khai Trí Nguyễn Hùng Trương mất đi, giới yêu sách Sài Gòn ai cũng bùi ngùi thương mến. Ngày...

Bát – Cạy, luật giao thông đường thủy, một dấu ấn văn hóa đậm nét vùng sông nước Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, An Giang nói riêng, là “vùng sông nước”. Trước khi có đường giao thông trên bộ như ngày nay, điều kiện đi lại...

Cái đòn gánh

Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và...

Tản mạn về Xí Quách

Xí quách là gì?  Đơn giản xí quách là trư cốt, là xương heo đọc theo âm Quảng Đông. Hồi đầu mới du nhập Việt Nam, xí quách chỉ là...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 3 – Mở tiệc lớn để thêm vi cánh Ông Hội đồng vui vẻ mở hầu bao

Rước Cậu Ba về tới nhà ông Hội đồng bàn ngay cuộc lễ tiệc, trước cúng ông bà, sau đãi thân bằng quyến thuộc. Ông giao việc này cho bà...

Ba dấu hiệu của một gia đình bắt đầu suy bại

Trong sách “Mạnh Tử” viết: “Gia tất tự hủy, nhi hậu nhân hủy chi”, tức là nhà kia tự hủy hoại mình trước, rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình....

Hoa gạo ngập đỏ xóm làng sông Hồng

Tôi thương em từ dạo Em mới tròn đôi mươi Cũng vào mùa Hoa Gạo Ðã bắt đầu rơi rơi... HoaTiNa (Hoa Gạo) Phim Mê Thảo (phỏng theo cuốn tiểu...

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

Một gánh hàng rong – Một miền ký ức

Gánh hàng rong trên phố Hà Nội xưa giờ chỉ còn là miền ký ức mà người Hà Nội nay cố gắng kiếm tìm. Miền ký ức ấy sẽ ùa...

Exit mobile version