Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc tên gọi “Năm Căn U Minh”

Ai từng nghe bài hát “Áo mới Cà Mau”, chắc hẳn sẽ ấn tượng với đoạn cuối: “Chừng nào về Năm Căn, nhớ nhau qua lại cũng gần. Một lần về U Minh, nghe muỗi kêu nhớ rừng Cà Mau”.

Vậy những tên riêng được nhắc đến trong đoạn trên có ý nghĩa gì? Năm Căn là tên gọi một thị trấn của tỉnh Cà Mau. Sở dĩ có tên gọi này vì trước kia một người Hoa đã đến đây và cất 5 căn trại lớn để đánh cá và làm rẫy. Tương truyền, người Hoa này tên Chệt Hột. Về sau, người Việt tụ tập đến càtg đông, lấy đặc điểm của vùng đất là có năm căn nhà để gọi.

Còn U Minh là tên một rừng nổi tiếng với hệ sinh thái rừng tràm của tỉnh Cà Mau. Theo nhiều tài liệu thì đây là một từ gốc Hán, viết theo Hán tự là 幽明, trong đó U (幽) có nghĩa là tối còn Minh (明) có nghĩa là sáng. Theo tài liệu tham khảo thì rừng U Minh có tên này với hàm nghĩa nơi tối nhất sẽ là nơi sáng nhất, vì rừng tuy nhiều cây cối rậm rạp, tối tăm nhưng lại mở ra một tương lai sáng sủa cho người dân nơi đây, ăn từ rừng và cũng ở từ rừng. Còn tên Cà Mau thì sao? Như đã từng nhắc trong một bài viết trước, “Cà Mau” được cho là bắt nguồn từ từ Khmâu trong tiếng Khơ-me, có nghĩa là “đất đen”. (Có tham khảo tài liệu của PGS-TS Lê Trung Hoa và Từ điển Hán Nôm)

Nhà cổ Bình Thuỷ – dinh thự cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Không chỉ là một kiệt tác kiến trúc, nhà cổ Bình Thủy còn được ví như một “kho đồ cổ” quý giá. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình...

Hoài vọng Tân Định – Đa Kao

Chỉ cách nhau một chiếc cầu thôi, Phú Nhuận của tôi lúc nào cũng là khu đô thị hiền hòa, an phận so với vùng Tân Định – Đa Kao...

Saint Paul Tu Viện Đầu Tiên Ở Sài Gòn

Cách nay gần 160 năm (1862) trên đất Sài Gòn xuất hiện một tu viện dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Paul thành Chartres) do Mẹ bề trên Révérend Benjamin...

Phong thuỷ – Phần 2/10 – Bài trí cây cảnh trong nhà

1, Tác dụng của cây xanh Theo quan niệm của cổ nhân, thực vật có mối quan hệ mật thiết, quan trọng với sức khoẻ, đời sống con người. Nhưng,...

Những tên phố cổ Hà Nội ít người hiểu nghĩa

Không nhiều người trẻ ngày nay có thể hiểu Lò Sũ nghĩa là gì, Hàng Chĩnh, Hàng Đẫy bán gì. Hà Nội có trên 40 tên phố bắt đầu bằng...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P13, 14, 15)

CHƯƠNG XIII. THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG VIỆT CỔ Trong tư duy buổi đầu của con người nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt những hiện tượng vũ trụ....

Con-người Việt Nam

Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét: Người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, rắn chắc chứ không béo,...

Quan tài con

Tại chùa Tô Châu(1) có một nhà sư tên gọi là Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo. Nhà sư thường hay bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một...

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn từ xưa đến nay được cho là mang tên 5 bà vợ của...

Chuyện tên chợ của mấy bà

Khi tôi nói đến chuyện tên chợ của mấy bà thì mấy ông bạn lớn tuổi tỏ ra không đồng ý. Chợ của các ông cũng có, cớ gì của...

Khám phá hệ thống ma thuật, tín ngưỡng ở chợ Việt

Trong ba không gian công quan trọng hơn cả của làng Bắc Bộ truyền thống thì hai không gian công thuộc về tôn giáo: đình và chùa, không gian công...

Exit mobile version