Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc tên gọi Nha Trang

Nha Trang là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch bậc nhất của nước ta, nổi tiếng với tên gọi “thành phố biển”.

Vietnam Beach Holiday Memories - 13 Days by Realistic Asia with 2 ...

Thế nhưng nguồn gốc tên gọi này là như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Bài viết này xin trình bày hai giả thuyết về xuất xứ của địa danh “Nha Trang”. Giả thuyết thứ nhất cho rằng Nha Trang là biến âm từ tiếng cổ của dân tộc Chăm. Nha Trang xưa kia nằm ở trung tâm nền văn hóa Chăm pa và từ “Nha Trang” được cho là biến thể từ “Eatrang”, “Yatrang” hay “Jatrang”. Theo tiếng thổ âm của người Chăm, “ea”, “ya” hay “ja” đều có nghĩa là “dòng sông”. Còn “trang” có nghĩa là “lau sậy”. Xa xưa, khu vực này có nhiều lau sậy mọc đầu hai bên bờ sông. Hoa lau nở trắng một vùng, cảnh tượng tuyệt đẹp

. Người dân đã gọi vùng đất của mình là “dòng sông lau sậy”. Về sau, người Việt đọc chệch thành Nha Trang cho tiện miệng thay vì đọc âm đôi “ea” hay “ya” như tiếng cổ. Giả thuyết thứ hai thì khẳng định: Nha Trang vốn là “nhà trắng”, do người Pháp viết không dấu mà thành. Truyện kể vào những năm 1890, bác sĩ Yersin (người Pháp) khi đi ngang Nha Trang, ấn tượng với phong cảnh xinh đẹp nên đã định cư hẳn ở đây, mở viện Pasteur Nha Trang và Trại chăn nuôi Suối Dầu để nghiên cứu vắc xin, mở phòng khám chữa bệnh cho người dân. Căn nhà của ông đựng dựng trên đỉnh đồi theo kiến trúc Pháp, toàn bộ nhà được sơn màu trắng toát.

Người dân ấn tượng với căn nhà này nên gọi tên vùng đất là “Nhà Trắng”, mà sau này do các văn tự nước ngoài viết không dấu thành “Nha Trang”. Tuy nhiên hiện nay, nhiều học giả đồng tình với giả thuyết thứ nhất hơn, vì dường như tên gọi này đã có từ lâu, trước thời Pháp Thuộc.

“Xử dụng” hay “Sử dụng”?

Trong cuốn Ngữ Vựng Tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017). Nơi trang 6, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà...

Canh Thân với Túi Ðàn

Biệt hiệu của ông cho người đời thấy ngay một con người chân thật. Nhạc sĩ Canh Thân mất đã lâu, từ trước 75, nhưng các ca khúc của ông,...

Cách ăn vận của người Sài Gòn xưa

Tôi tự hỏi, người Sài Gòn là như thế nào? Vài người lớn tuổi cho rằng làm gì có người Sài Gòn tuy thành phố trải qua hơn 300 năm...

Bên trong Dinh Độc Lập

 Nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn thập niên...

Lục căn thanh tịnh có nghĩa là gì?

(六根清淨) Cũng gọi Lục căn tịnh. Tức là 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thanh tịnh không bị nhiễm ô. Nói một cách gọn ghẽ: lục là...

Phong Tục Tết Của Người Dân Miền Nam Xưa

Nguyên Đán là ngày Tết truyền thống thiêng liêng và trọng đại của dân tộc; vì thế để đón chào một năm mới, người dân khắp nơi đều chuẩn bị...

Vì sao người ta nới “Trời đánh tránh bữa ăn”

Người ta vẫn thường nói “Trời đánh tránh bữa ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ câu nói “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Vậy nguồn gốc và hàm ý...

Âm gian cai quản nhân gian, làm việc gì cũng nên thận trọng

Mọi việc chúng ta làm đều có trời đất chứng giám. Cho dù bạn không thấy được hậu quả của những việc mình làm, thì vẫn có Thần đang giám...

Tại sao có tên gọi là “Áo bà ba”?

“Áo bà ba” là loại áo phổ biến ở miền quê Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ. Về tên gọi “áo bà ba” bắt nguồn từ đâu có nhiều...

Cảnh sắc của đầm Ô Loan ở Phú Yên

Được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp khoáng đạt, đầm Ô Loan gắn liền với truyền thuyết về nàng tiên tên Loan và chim Ô thước đã được...

Mùa hoa gạo ở Hà Nội qua ảnh màu của người Pháp

Cây gạo là loài cây được trồng phổ biến trên các ngả đường Hà Nội xưa. Cùng khám phá mùa hoa gạo tuyệt đẹp ở Hà Nội năm 1916, được...

Đọc lại sự tích Táo Quân một bà hai ông

Nhiều khi tôi lẩn thẩn tự hỏi, chuyện ngàn năm trước và ngàn năm sau có khác gì nhau không? Suy đi nghĩ lại thì thấy chuyện đời xưa có...

Exit mobile version