Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc tên gọi “THANH HOÁ”

Thanh Hoá là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều anh tài vang danh lịch sử như Lê Văn Hưu, Lê Lợi, Lương Đắc Bằng, Đào Duy Từ, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Hữu Cảnh… Tuy nhiên ít ai biết được tên gọi của vùng đất này bắt nguồn từ đâu.

Tài liệu Mộc bản của sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” quyển 21, mặt khắc 20 có chép: Đời Hùng Vương xưa Thanh Hóa thuộc bộ Cửu Chân; nhà Tần thuộc Tượng Quận; nhà Hán là quận Cửu Chân; Ngô, Tần và Tống cũng theo tên cũ của Hán; Lương Võ đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu; nhà Tùy lại gọi là Cửu Chân quận; nhà Đường chia đặt làm 2 quận: Ái Châu và Cửu Chân. Nhà Đinh và nhà Lê gọi Thanh Hóa là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ hai đổi làm Thanh Hoá phủ”.

Như vậy, tên gọi Thanh Hoá xuất hiện đầu tiên vào đời vua Lý Thái Tông, niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 (1029). Căn cứ vào chữ khắc trên Mộc bản thì Hán tự của Thanh Hoá là 清化.Trong đó, Thanh (清) nghĩa là trong sạch như trong “thanh minh”, “thanh danh”, “thanh khiết”. Còn Hoá (化) có nghĩa là biến đổi, cứ như các cụm từ “toàn cầu hoá”, “thương mại hoá”, “công nghiệp hoá” thì cũng có thể dịch là “trở nên”, “trở thành”. Vậy Thanh Hoá dịch thuần ra là “biến đổi trở nên trong sạch, tinh khiết”.

Có một thời gian Thánh Hoá bị đổi thành Thanh Hoa. Nguyên nhân của việc đổi tên này hiện vẫn chưa rõ. Ngay cả mốc thời gian đổi, các tài liệu cũng chép rất khác nhau. Có tài liệu ghi là vào đời vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10. Tài liệu khác lại nói là đời vua Lê Trung Hưng, năm Quang Hưng thứ 16.

Đến đời vua Thiệu Trị, ông có mẹ là Tá Thiên Nhân hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên quy định các văn sách phải kiêng dè chữ “hoa”, có viết cũng viết thiếu nét. Đây cũng là cơ sở để chữ “bông” được lan truyền rộng rãi, đặc biệt được ưa chuộng và đón nhận tại Nam Bộ. Đến năm Thiệu Trị thứ 3, nhà vua cho đổi lại Thanh Hoa thành Thanh Hoá, phần vì kiêng tên mẹ, phần vì đây là tên gọi cũ của đất này. Từ đó, tên gọi Thanh Hoá được sử dụng ổn định cho đến ngày nay.

Thi hào Rabindranath Tagore viếng Saigon 1929

Năm 1929, một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa chính trị Saigon lúc bấy giờ là thi hào của Ấn Độ Rabindranath Tagore viếng Saigon trong...

Lại chuyện “gác mái” trong câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trả lời câu hỏi “Gác mái lúc nào?”, trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có khẳng định rằng: “Trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện gác mái...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương hai: Nơi thi – Nghi thức

Thi Ðình là thi ở cung điện của vua, khi thi ở sân điện, sân rồng, ở cửa điện, khi ở hai dẫy hành lang (Tả Vu và Hữu Vu)...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và những bản nhạc còn dang dở

Nhạc Sĩ Hoàng Phương là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước và sau năm 1975. Hoàng Phương là tác giả của bài hát nổi tiếng Hoa sứ nhà...

Bánh tét Trà Cuôn – Đệ nhất bánh tét ở miền Tây

Có thể nói bánh tét lá bồ ngót ở Trà Cuôn là đệ nhất bánh tét miền Tây do một tay chị Hai Lý dựng lên và sáng tạo thành...

20 bức ảnh hiếm về Sài Gòn năm 1948 qua ống kính của Jack Birns

Đường Lê Lợi với những băng rôn quảng cáo phim chiếu rạp Làm việc cho tập chí LIFE, nhiếp ảnh gia người Mỹ Jack Birns đã thực hiện rất nhiều bộ...

Cầu Ba Cẳng và những truyền thuyết

Người Sài Gòn xưa thường nói “dân chơi cầu Ba Cẳng”. Vậy cầu Ba Cẳng là cây câu nào? Giờ nó ở đâu mà nhiều người Sài Gòn kiếm hoài...

Tại sao cảnh sát nước ngoài thường chạm vào phía sau xe ô tô của người bị yêu cầu dừng lại?

Một video lan truyền trên TikTok đã cho thấy rất nhiều cảnh sát nước ngoài luôn đặt tay vào phía sau xe ô tô của người được yêu cầu dừng...

Lai lịch của “Tam Hoàng Ngũ Đế” thời thượng cổ

Giai đoạn đầu của lịch sử Trung Hoa được gọi là thời kỳ Tiên Tần, được chia thành bốn thời đại là Hoàng, Đế, Vương, Bá. Người thống trị cao nhất ban đầu được xưng...

Phạm Đình Chương – Người đi qua đời tôi

Tôi chơi với Phạm Đình Chương đã lâu, vào khoảng năm 1942 – 1943, hồi tụi tôi vừa mới lớn lên. “Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy. Làm học...

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843)

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng...

Về hoàn cảnh ra đời bài hát Căn Nhà Màu Tím của nhạc sĩ Hoài Linh

Chiều nhìn ra đầu ngõ, dâng dâng niềm tưởng nhớ Dáng xinh xinh một người. Ðược nghỉ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen Em mới cho mình biết...

Exit mobile version