Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt

Có lẽ trong mỗi chúng ta, không ít người đã từng nghe qua câu nói: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”.

Tuy nhiên người nghe thì nhiều, người dùng thì lắm, nhưng người hiểu được hàm nghĩa chân chính của câu nói này lại chẳng có mấy ai. Và cũng vì lẽ đó mà ngày nay có rất nhiều người vì hiểu sai mà làm những điều đáng lẽ không nên làm, phạm phải những điều không nên phạm.

“Người không vì mình, trời tru đất diệt” vốn dĩ bắt nguồn từ một câu nói trong Phật giáo: “Phật thuyết thập thiện nghiệp, nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”. Do đó, nó cũng mang theo tư tưởng của nhà Phật, tuy nhiên lại bị con người ngày nay hiểu sai, dẫn đến những kiến giải lệch lạc.

Nguyên văn

人不为己,天诛地灭
rén bù wèi jǐ,tiān zhū dì miè
Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt

【解释】:旧时指人不替自己打算,就会为天地所不容。
Giải thích: Thời xưa chỉ người không nghĩ cho mình thì trời không dung đất không tha.

Giải thích âm Hán Việt:
Vi: vì. Kỷ: mình. Thiên: trời. Tru: giết/trừng phạt. Địa: đất. Diệt: tiêu diệt

Dịch nghĩa:
Người không vì mình trời tru đất diệt.

英文解释: God curses those who do not pursue selfish interests.

“Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”, nguyên chữ “Vi” ( 為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau, một nghĩa là “học”, còn một nghĩa khác là “do, vì”. Hàm nghĩa chân chính của câu này phải được hiểu là: “Một người mà không mà tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong trời đất”.

Tiếc thay ngày nay nhiều người lại hiểu nó sang một ý khác: “Người mà sống không nghĩ đến lợi ích của bản thân mình thì trời tru đất diệt”. Vậy nên họ suốt ngày không ngừng suy tính thiệt hơn về bản thân, suốt ngày không ngừng tranh đấu hơn thua, chỉ vì chút lợi ích nhỏ nhoi mà lục thân không nhận, vạn ác bất từ, chỉ cần có được chút lợi trước mắt cho riêng mình họ sẵn sàng không chừa bất cứ thủ đoạn nào, không ngại bất cứ điều ác nào mà không làm.

Phật gia giảng: Không sát sinh, không đạo tặc, không loạn ngữ, không ác miệng, không tham dục tà dâm, không làm ác – như vậy mới là vì mình.

Nhân quả tuần hoàn, gieo ác thì gặp hung, vậy nên không tạo nhân ác cho mình mới là sống vì mình. Người không vì mình trời tru đất diệt, đó cũng chính là một vòng tuần hoàn không hồi kết, lập đi lập lại không ngừng.

Theo quan niệm của nhà Phật, người sống vì mình chính là xem thường danh lợi, coi nhẹ công danh, tạo phúc làm lành, từ bỏ vị tư, vì người mà suy, vì người mà nghĩ. Tuy vậy có một số người, đặc biệt giới thương nhân ngày nay đã hiểu sai ý nghĩa của nó mà chỉ vì lợi nhuận mà làm hàng độc, hàng gian, tất cả chỉ cần mang lại lợi nhuận cho mình thì họ đều sẵn sàng kinh doanh. Trên bề mặt là cứ tưởng họ đang sống vì mình, kỳ thực họ chính là đang hại người hại mình mà tự thân không biết.

Trong “Tả Truyện” có viết: “Thái thượng hữu lập đức, kỳ thứ hữu lập công, kỳ thứ hữu lập ngôn, tuy cửu bất phế, thử chi vị bất hủ”, nghĩa là, cao nhất là lập đức, tiếp đến là lập công, sau nữa là lập ngôn, lập ngôn lâu đời không phế bỏ, thì gọi là bất hủ. Ở đây chúng ta có thể thấy, đối với các bậc hiền nhân khi xưa thì việc quan trọng nhất của làm người chính là lập đức, tiếp đến rồi mới là lập công, sau cùng mới là lập ngôn, tạo danh tiếng cho muôn đời sau.

Đối với việc kết giao bằng hữu hay giao thương buôn bán thì cổ nhân luôn đặt yếu tố tiêu chuẩn đạo đức làm trọng. Khi kết giao một người thì trước tiên phải xem nhân phẩm của họ thế nào, sau rồi mới tính đến các yếu tố khác. Bởi một người không có nhân phẩm thì chẳng thể lập thân, lập nghiệp. Một người sống có tu dưỡng phải là người coi trọng Nhân, Tín, Lễ, Nghĩa, tu dưỡng bản thân chính là sống cho mình một cách đúng đắn nhất. Bởi khi một người có đủ đầy nhân phẩm ắt cũng sẽ có đủ đầy hạnh phúc, thường lạc.

 

Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam

Phần lớn những mũ đội khi làm lễ của tăng sỹ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đều có lịch sử trải nhiều thế kỷ. Lúc đầu có thể...

Kỷ niệm với nhạc sĩ Minh Kỳ

“Chiều mưa phố xưa u buồn, có ai mong đợi Một người biền biệt nơi mô, Để nhớ với thương một người…” Bài hát như những giọt mưa ngắn dài...

Các dịch giả Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa

Tôi không nhớ rõ tôi đọc Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của La Quán Trung lần đầu tiên vào năm nào và do ai dịch. Nhưng gần đây có độc...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Cây trồng hai bên lê đường

Đường hòe, dặm liễu: theo anh Lê Ngọc Trụ, dặm là một chặng đường xa chừng 576 mét trái lại dặm của Pháp dài đến 4 cây số ngàn; một...

Kiến trúc cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ nằm ở phía tây Tử Cấm Thành trong Kinh Thành Huế, phía trước cung Trường Sanhvà phía sau điện Phụng Tiên. Cung Diên Thọ được dùng làm...

Ngoại hình ông già Noel thay đổi thế nào qua từng thời kỳ?

Thế kỷ 13 – 1200 Truyền thuyết về ông già Noel vốn bắt nguồn từ một vị thánh tên là Nicolas, sống ở thế kỷ thứ 4 trong một gia...

Nghĩa Cần Vương

LỜI NÓI ĐẦU Nghĩa Cần Vương là cuộc toàn dân kháng chiến, dưới chính nghĩa Hàm Nghi. Lẽ tất nhiên là đã có nhiều người không theo chính nghĩa đó....

Thấy lợi quên nghĩa là đặc trưng của kẻ tiểu nhân

Trong lịch sử, rất nhiều nhân nghĩa chi sĩ “trọng nghĩa khinh lợi”, vì muốn thủ vững lương tri và chính nghĩa mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích bản thân....

Đã một thời như thế: Hiện tượng Phạm Công Thiện

Có lẽ “người duy nhất” được Phạm Công Thiện kính nể và tôn sùng là Henry Miller. Tôi nghĩ rằng có thể từ chỗ gặp Henry Miller ở California, rồi...

Trận lụt lịch sử ở Hải Dương năm 1926

Trong trận lụt lịch sử xảy ra ở miền Bắc cuối tháng 7/1926, Hải Dương là một trong những địa phương chịu hậu quả nặng nề nhất. Nước ngập trắng...

Chữ Việt, chữ Nho và nguồn gốc của ngôn ngữ Việt

Con người vượt khỏi thế giới loài vật vì truyền thông được tình và ý cho nhau bằng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ cá nhân có thể sống kinh nghiệm...

Muốn học sinh có nhân cách tốt, cần bỏ đánh giá hạnh kiểm

Ở Việt Nam có một nghịch lý thú vị. Suốt 12 năm học và 4 năm đại học nhà trường, giáo viên luôn chú ý, chăm sóc tận tình chuyện...

Exit mobile version