Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là gì?

Nếu là người Việt Nam, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất 1 lần nghe đến câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Với lời thơ lục bát gần gũi, có nhịp, có vần, dễ nghe, dễ thuộc, ông cha ta thời xưa đã gửi đến tất cả con cháu thời nay và mãi mãi về sau lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm dân tộc cũng như tình yêu thương con người.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là gì?

Trước hết, hãy cùng giải nghĩa những hình ảnh, chi tiết xuất hiện trong câu ca dao trên. Để từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn những gì mà cha ông ta đã nhắc tới trong câu nói đầy ý nghĩa này.

Hình ảnh “Nhiễu điều” mở đầu câu ca dao dùng là cách gọi loại vải dệt cao cấp (nhiễu) với màu đỏ thắm (điều) vô cùng đẹp mắt. Đây là loại vải sang trọng, đẹp mắt thường được dùng cho vua chúa, giới địa chủ xưa kia.

“Giá gương” ở đây là một vật dụng chứa ảnh hoặc thông tin (thường là giấy tờ) tượng trưng cho người đã khuất đặt trên bàn thờ gia tiên. Chính bởi vị trí quan trọng là vậy, giá gương thường được chế tác tinh xảo, sơn son thếp vàng vô cùng cẩn thận nhằm thể hiện sự tôn kính, uy nghiêm.

Nhiễu điều và giá gương đi cùng với nhau

Nhiễu điều và giá gương đi cùng với nhau 

Từ đây, hình ảnh nhiễu điều và giá gương càng trở nên thiêng liêng và nghĩa tình hơn bao giờ hết khi chúng “phủ lấy” nhau. Giá gương vốn dĩ đã được người ta trân trọng nay được thước vải quý như nhiễu điều chở che, bao bọc, càng thêm phần trang trọng, quý giá. Đó cũng chính là cách mà con cháu đời sau thể hiện lòng tôn kính, biết ơn… đối với ông bà, tổ tiên, những người đã khuất thời xưa.

Những ý nghĩa của 8 chữ sau

Ý nghĩa trong hình ảnh trừu tượng nói trên càng thấm thía hơn sau lời nhắn nhủ 8 chữ phía sau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng?”. Chỉ cần 8 chữ, bài học về tình yêu thương, trân trọng đất nước, những người anh em, đồng bào đã trở nên thật gần gũi và rõ ràng. Đây cũng được xem như tôn chỉ cho sự đoàn kết của các dân tộc Việt từ xưa tới nay.

Đất nước Việt Nam ta có đến 54 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Tày, Thái, Nùng, H’mông, Ba – Na, Ê – đê, … Dù hoàn cảnh, cuộc sống, chữ viết, lời nói, tập quán, phong tục, …. khác nhau, nhưng tất cả những con người ấy đều đang sống dưới mảnh đất hình chữ S này. Vì thế cần phải đùm bọc, yêu thương lẫn nhau.

Tự hào là người Việt Nam, chúng ta chính là “người trong một nước”. Quả thật, chỉ cần như vậy là quá đủ để “thương nhau cùng”. Tình yêu thương ấy là sự đùm bọc, che chở, cưu mang, giúp đỡ những lúc khó khăn, hoạn nạn để tất cả người dân nước Việt cùng nhau tiến về phía trước, không ai bị bỏ lại phía sau.

Câu ca dao là lời nhắn nhủ chúng ta về sự yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống

Cả dân tộc chúng ta sẽ cùng nhau đoàn kết, gắn bó để cuộc sống của mỗi người ngày một trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Sự giúp đỡ này không chỉ đơn thuần từ những người có điều kiện về vật chất gửi đến những người có hoàn cảnh không may hơn, mày đó còn là sự quan tâm, thấu hiểu hay những lời cảm ơn chân thành để lòng tốt tiếp tục được sẻ chia và nhân rộng.

Cũng như nhiễu điều và giá gương: Nhiễu điều giúp cho giá gương sạch sẽ, không bị bám bụi, bay màu. Trong khi đó, giá gương giúp cho giá trị, vai trò của nhiễu điều càng thêm phần cao quý, quan trọng!

Châu Nhuận Phát dành hết gia sản 17.000 tỷ cho từ thiện

Chắc hẳn người yêu thích phim Hong Kong không ai là không biết đến chàng diễn viên tài hoa - Châu Nhuận Phát. Không chỉ thành công trong sự nghiệp,...

Phất Phơ Hai Dải Yếm Đào

Trước khi dùng xú-chiêng như người phụ nữ Tây Phương, người phụ nữ Việt Nam đã biết dùng cái yếm để che kín bộ nhũ hoa. Nói như thế không...

Có hay không chuyện ông Bùi Viện sang Mỹ cầu viện?

Một trong những nguyên chân chính gây khó khăn cho người đọc sử trong việc tìm hiểu lịch sử nước nhà đó là tiếp cận được với tài liệu khả...

Thiên can, địa chi là gì?

1. Mười thiên can: Theo thứ tự từ 1 đến 10 là: Giáp(1), ất (2), bính (3), đinh(4), mậu (5) kỷ (6), canh(7), tân (8), nhâm (9), quí (10). -...

Kỳ thú phong thủy trong kiến trúc lăng tẩm của vua nhà Nguyễn ở Huế

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi Huế là xứ sở của “Lăng miếu trùng vây”. Có thể nói, ngoài bề dày lịch sử của đất thần kinh, “Văn hóa...

Vì sao nói “chà bá lửa”?

Chưa biết rõ khởi điểm bao giờ, hai tiếng “chà bá” đã lưu hành trong khẩu ngữ người Việt để diễn đạt cái nghĩa đã được diễn đạt bằng những...

Người Việt Nam chúng ta hiện nay có bao nhiêu họ?

Theo tài liệu của người Pháp -Pierre Gourou (1930) - thì ở Việt Nam có 202 dòng họ. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả - Khảo Luận...

Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa là gì?

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị ghi là hái trộm đào. Khi đi qua...

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam – Chương 2/2

Những người phủ nhận Đông Sơn Lạc Việt là tổ tiên của ta có đại diện điển hình là V. Goloubew. Đó cũng là một nhà bác học thiếu tinh...

Một đám cưới của người giàu ở Huế năm 1969

Nhà trai đến làm lễ trình giờ trước khi đón dâu, phù dâu chuẩn bị trang phục cho cô dâu, cô dâu về nhà chồng bằng xe hơi… là loạt...

Thời Việt Nam Cộng Hòa Chính sách nông thôn

(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975) Năm 1971, chúng tôi cùng với các...

Hữu xạ tự nhiên hương là gì?

Hữu xạ tự nhiên hương là gì? Ẩn ý khi sử dụng thành ngữ này như thế nào. Có thể nói, thành ngữ là chiếc hộp chứa đựng những tri...

Exit mobile version