Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nữ thọ tiên Ma Cô là ai?

Hình ảnh vị tiên nữ in trên đĩa mà nhiều người quen thuộc này chính là tiên nữ Ma Cô, một vị nữ thọ tiên của Trung Quốc. Ngoài ra, vị tiên nữ này còn liên quan đến một câu thành ngữ quen thuộc mà hầu như ai cũng biết: “Bãi bể nương dâu” hay “Thương hải tang điền”, đã được nhiều tác giả đưa vào tác phẩm thơ văn của mình, như Truyện Kiều có câu: “Trải qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” cũng xuất phát từ điển tích này.

Nữ thọ tiên Ma Cô được ghi chép rõ nhất trong Thần tiên truyện của Cát Hồng. Có thể tóm tắt thế này: Tương truyền vào thời Đông Hán bên Tàu, một hôm có vị tiên nhân tên Vương Phương Bình và tiên nữ Ma Cô giáng xuống nhà ông Tế Thái (sau này cũng đắc đạo thành tiên) để gặp gỡ và đàm đạo. Khi đang trò chuyện với Vương Phương Bình, Ma Cô có nói rằng: “接侍以来,已见 东海三为桑田” [Tiếp thị dĩ lai, dĩ kiến Đông hải tam vi tang điền], nghĩa là từ lần gặp trước đến nay, cô đã 3 lần thấy biển Đông hoá thành ruộng dâu.

Phải mất cả trăm năm, ngàn năm, biển xanh bồi lấp rồi nông dân trồng trọt mới có thể tạo thành ruộng dâu, lại thêm trăm/ngàn năm nữa ruộng dâu lại bị nhấn chìm xuống biển, vậy mà Ma Cô được miêu tả như là một cô gái 18-19 tuổi đã thấy biển hoá nương dâu tới 3 lần, thử hỏi Ma Cô đã sống được bao nhiêu năm?
Người đời suy tụng Ma Cô trở thành nữ thọ tiên và câu “thương hải tang điền” được dùng để chỉ một khoảng thời gian dài, nhiều biến cố. Câu này có một số cách nói khác như: Bãi bể nương dâu, bể dâu, tang hải khách (chỉ người có cuộc đời nhiều biến cố).

Tương truyền cứ vào mỗi mùng 3 tháng 3 hàng năm, Ma Cô tiên nữ sẽ dâng lễ mừng thọ Tây Vương Mẫu. Hình tượng Ma Cô được mô tả nhiều nhất cũng qua câu chuyện này bởi bức “Ma Cô hiến thọ đồ”. Ma Cô được miêu tả là một vị tiên nữ với dải áo bay phấp phới, chân cưỡi mây, dắt chim hạc hoặc cưỡi trên lưng thần lộc (nai?). Dáng người cao, gương mặt hoan hỷ, bàn tay búp sen bưng đào tiên hay thọ tửu.

“Ma Cô hiến thọ đồ” được sử dụng trang trí đầu tiên vào thời Khang Hy nhà Thanh, về sau dần phổ biến. Từ đó, Ma Cô hiến thọ đồ cũng được sử dụng rộng rãi trên các sản phẩm đồ sứ sau này như các loại ấm, chén, dĩa mà chúng ta thường thấy. Thường trên đĩa có hình Ma Cô sẽ có đề chữ “麻姑献寿”- Ma Cô hiến thọ.


Thông tin thêm: Tác giả Thần tiên truyện – Cát Hồng là quan nhà Tấn (thời kỳ này Việt Nam vẫn còn bị Bắc thuộc), ông này là một Đạo gia. Cát Hồng từng làm huyện lệnh ở Câu Lậu và luyện thuốc trường sinh ở núi Câu Lậu (núi Tây Phương), hiện nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Tô Hiến Thành – Vì nước tiến cử người hiền, không vì ơn riêng

Những người yêu lịch sử Việt Nam hẳn khó quên được chuyện Tô Hiến Thành cương quyết tiến cử người có tài năng, đức độ gánh việc nước thay mình...

Ai là tác giả sách Dã sử bổ di?

Sách Dã sử bổ di không ghi tên tác giả và năm soạn. Nguyên bản bằng chữ Hán, được Nguyễn Huy Thức dịch sang tiếng Việt (1). Sách được đánh...

‘Văn hóa hàng xách tay’ và nỗi nhục quốc thể

“Văn hóa hàng xách tay” nếu không chỉnh đốn, sẽ tiếp tục là mồi lửa kích thích những băng nhóm người Việt mạnh tay hơn khi len lỏi trong các...

Khéo Dùng Tiếng Việt

Có những người bề ngoài ra vẻ thầy, ông lắm, nhưng ta đừng vội xét họ, phải đợi họ nói ít lời mới biết được giá trị của họ. Biết...

Vỉa hè Sài Gòn những năm 1960 có gì? Chuyện ăn uống của Sài Gòn ngày xưa

Từ những quán ăn được trang trí và bày biện rất đơn giản và có phần tạm bợ trên dọc đường đi, trong các khu chợ đến các quán hàng...

Kiến trúc cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ nằm ở phía tây Tử Cấm Thành trong Kinh Thành Huế, phía trước cung Trường Sanhvà phía sau điện Phụng Tiên. Cung Diên Thọ được dùng làm...

Thục Phán – An Dương Vương – Quốc vương Âu Lạc

An Dương vương (chữ Hán: 安陽王), tên thật là Thục Phán (蜀泮),là người lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang. Theo truyền thuyết sử cũ thì...

Bánh cuốn Thanh Trì – “quà chính tông” Hà Nội

Bánh cuốn Thanh Trì lâu nay được coi là một trong vài thứ đặc sản hàng đầu của đất Thăng Long. Món quà quê dân dã mà rất đỗi tinh...

Hai mặt của Nguyễn Ánh – Gia Long: Kẻ tội đồ và người anh hùng

Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản, là một núi mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ông tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch...

12 nền văn minh nhân loại đã tàn lụi trong sự bí ẩn

Con người hiện đại chỉ có thể biết đến các nền văn minh này qua những tàn tích kiến trúc đồ sộ, thể hiện một trình độ phát triển đáng...

Bác Sĩ Alexandre Yersin – Người Có Công Với Việt Nam

Tháng Tám năm 2000, đi viếng thăm Viện Bảo Tàng A. Yersin, lúc ký tên vào sổ vàng, chúng tôi liếc qua những lời ghi chú của các quan khách,...

Chùa Linh Mụ ở Huế có tên khác là Thiêng Mụ hay Thiên Mụ?

Theo như tục truyền thì chùa Linh Mụ ở Huế còn có tên khác là Thiêng Mụ. Tại sao người ta hay gọi là Thiên Mụ? Tục vẫn truyền và...

Exit mobile version