Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nước sông không phạm nước giếng

Chúng ta ai cũng biết câu “nước sông không phạm nước giếng”, dùng để chỉ việc mỗi cá nhân, tổ chức tự lo phận sự của mình, không chen vào việc của cá nhân, tổ chức khác. Tuy được phổ biến rộng rãi nhưng không phải ai cũng hiểu rõ xuất xứ của thành ngữ này.

Thực tế, “nước sông không phạm nước giếng” được cho là bắt nguồn từ câu “tỉnh thuỷ bất phạm hà thuỷ” (井水不犯河水) của Trung Hoa. Theo trang Bách khoa từ điển Baidu thì “nước sông” (hà thuỷ) và nước giếng (tỉnh thuỷ) ở đây không phải là nước sông và nước giếng trên mặt đất, mà là từ dùng để chỉ các chòm sao.

“Nước giếng” chính là chòm sao Tỉnh (hay còn có các tên khác là Tỉnh Tú, Đông Tỉnh, với “Tỉnh” (井) là “cái giếng”), một trong Nhị Thập Bát Tú, tức hai mươi tám chòm sao trên bầu trời theo cách chia của người Trung Hoa cổ. Chòm sao này tương ứng với chòm sao Song Tử của Tây Phương và nằm gần dải Ngân Hà. Còn “nước sông” chính là dải Ngân Hà.

Về phía bắc và phía nam của Tỉnh Tú có hai chòm sao nổi tiếng là Bắc Hà và Nam Hà. Tương truyền đây là hai chòm sao bảo vệ dải Ngân Hà, nếu chúng hoặc dải Ngân Hà có chuyện gì thì thế giới sẽ gặp biến cố. Người xưa đã dựa trên sự chuyển động hài hoà giữa Tỉnh Tú, Bắc Hà và Nam Hà để đặt ra câu “nước sông không phạm nước giếng”, với nghĩa bóng là mỗi cá nhân, tổ chức tự lo thân mình, không xen vào chuyện của nhau.

Tóm lại, câu nói này  vốn phát xuất từ cách người xưa dự đoán điềm lành dữ dựa vào thuật chiêm tinh.

Lan man chuyện cầu Xóm Chỉ, kênh Tàu Hủ, bến Bình Đông xưa

Những hình ảnh đẹp và kỷ niệm cho ai từng sống ở cầu Xóm Chỉ cạnh kênh Tàu Hủ – bến Bình Đông tại khu vực Chợ Lớn xưa. Sài...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 22

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Vì sao đại thần triều Thanh diện kiến vua thường phất hai ống tay áo?

Đây là hành động mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim về triều Thanh, ý nghĩa của nó là gì. Sau khi nhà Thanh được lập nên, dù...

Những vị vua Việt có học vấn uyên thâm

Bên cạnh những vị vua có tài quân sự kiệt xuất, lịch sử Việt Nam không thiếu những vị vua học vấn uyên thâm, để lại cho đời nhiều tác...

Vì sao hay nói “Cưới xin” – Cưới vợ mà không nói cưới chồng?

“Cưới xin” là từ gốc Hán, trong đó “cưới” có nghĩa là “xin”. “Cưới” chính là từ Việt hoá của một từ Hán Việt là “cái”. “Cái” , tiếng Hán...

Tố chất nào của người Hoa?

Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ (突击手) [1], bất chiết đằng (不折腾) [2], tinh thần văn...

Người Sài Gòn nho nhã

Người Sài Gòn tiềm ẩn sự nho nhã có truyền thống từ rất lâu. Trong ký ức tuổi thơ, tôi thấy đàn ông ra đường mặc áo sơ mi bỏ...

12 nền văn minh nhân loại đã tàn lụi trong sự bí ẩn

Con người hiện đại chỉ có thể biết đến các nền văn minh này qua những tàn tích kiến trúc đồ sộ, thể hiện một trình độ phát triển đáng...

Tìm hiểu quá trình mở rộng lãnh thổ của người Việt xuống phía Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cương giới lãnh thổ luôn là một vấn đề thiêng liêng của từng quốc gia, từng dân tộc. Việc phân định ranh giới giữa các quốc...

Bàn về cái đạo tu thân

Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi. Chính mình có điều...

Kỷ Niệm Với Song Ngọc – Hà Nội Ngày Tháng Cũ

Bài viết Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ của tôi vào Hè 2018. Khi viết bài nầy, chúng tôi đã gọi điện thoại trò chuyện và email...

Đáng sợ gì hơn cả

Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ...

Exit mobile version