Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phân tích chữ dược 藥

Chữ “dược” 藥 gồm có hai phần: một bộ và một chữ.

– Bộ thảo 草 viết tắt thành ⺿, lá cỏ, cây cỏ,

– Chữ lạc 犖 là vui mừng, hoan lạc, lạc quan.

Vậy trong chữ “dược” 藥, không có “tượng thanh”, không có “tượng hình” mà là “hàm ý”: cây cỏ làm vui mừng, hoan lạc, tức là thuốc trị bệnh. “Dược học” là một ngành nghiên cứu về cây cỏ dùng để chữa lành bịnh, khiến tinh thần vui vẻ, hoan lạc. “Dược thảo” là “cây cỏ” dùng để làm thuốc.

Xin cho biết chiết tự như trên có đúng hay không.

Xin nói rằng sách vở cũng có chỗ đã phân tích đúng như bạn trình bày nhưng vì không phủ nhận được tính chất hài thanh của chữ dược  藥 nên người ta đành phải nói theo kiểu nước đôi rằng nó vừa hội ý vừa hài thanh. (Xin xem, chẳng hạn, Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển của Cao Thụ Phiên.)

Riêng cá nhân chúng tôi thì cho rằng ngay từ đầu, đó đã là một hình thanh tự mà nghĩa phù là thảo ⺿ còn thanh phù là lạc 犖 . Tất nhiên là khi chữ dược được đặt ra thì chữ lạc có thể đang còn có tổ hợp phụ âm đầu mà yếu tố thứ hai là phụ âm bên [l] còn yếu tố thứ nhất là một phụ âm đầu lưỡi và phụ âm này có thể là [g] về sau đã trở thành [t’] ở trong thuốc.

Việc chữ lạc hài thanh cho một chữ mà âm Hán Việt xưa đọc thành thuốc là một hiện tượng hoàn toàn bình thường vì chính nó cũng còn hài thanh cho chữ thước tây, đây, là chữ cũng có phụ âm đầu [t] ghi bằng chữ th-. Bản thân chữ dược, với nghĩa khác, cũng có âm thước và lược. Vậy, theo chúng tôi thì chữ dược là một hình thanh tự trong chữ Hán còn trong tiếng Việt thì thuốc là được là hai điệp thức bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 犖 mà được là âm chính thống hiện nay.

Chữ lạc, thanh phù của chữ dược, là một chữ có quá trình diễn biến ngữ âm phức tạp nên chúng tôi không tiện trình bày chi tiết tại đây.

Ký ức trận đại hồng thủy năm 1999 ở Huế

Sáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ dòng Hương....

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Những vay mượn từ người Tàu

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa...

Đặt gạch có nghĩa là gì?

Từ “đặt gạch” từ này bắt nguồn từ thời bao cấp, người Việt Nam phải xếp hàng chờ cấp phát nhu yếu phẩm theo tem phiếu. Khi cần đi đâu...

Tại sao có tên cầu “Nhị Thiên Đường ” ?

Ít ai biết tại sao gọi là Cầu Nhị Thiên đường do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường xây cho người làm công của ông ở bờ phía...

Ngót trăm năm một món phở Việt

Nếu ta lấy việc xuất hiện tên gọi món ‘phở’ trong tự điển là cột mốc ra đời món ăn không lâu trước đó, có thể nói phở ra đời...

Người Việt ngày xưa chuyển phát như thế nào ?

Ngựa, voi hay xe đạp chuyên dụng… là những phương tiện độc đáo được sử dụng trong dịch vụ chuyển phát ở Việt Nam thời thuộc địa Ngựa là phương...

Một số đính chính về niên biểu các vua triều Nguyễn

Triều đại nhà Nguyễn trị vì đất nước ta được 143 năm, từ năm 1802 đến năm 1945, trải qua 13 đời vua. Hoàn cảnh và thời gian ở ngôi...

Tiếng rao hàng ở Việt Nam thời Pháp thuộc

Những tiếng rao không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác...

Ngày Cụ Phan Thanh Giản Tuẫn Tiết (4/8/1867)

Cửu Long Giang hóa thành sông lệ Đất phương Nam lưu mãi lòng trung Ngày cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết (4/8/1867). Đối với dân Lục tỉnh, 2 tiếng “cụ...

Sinh viên xuất sắc ở Bắc Kinh giết mẹ man rợ

Sau 3 năm lẩn trốn, cuối cùng khi vừa đáp xuống sân bay Trùng Khánh, Ngô Tạ Vũ đã bị cảnh sát bắt giữ. Ngày 14/02/2016, cảnh sát phát hiện...

Về tín ngưỡng thờ Trời của cư dân Nam bộ

Thờ Trời là tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Đây là một dạng tín ngưỡng sơ khai của con người khi chưa giải thích được các hiện...

Hồi ức về cơm gà Siu Siu và kết thúc buồn thảm của ông chủ quán

Dưới đây là phần trích lược hồi ký “Căn nhà An Đông của mẹ tôi” của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, con trai út của nhà văn Nhất Linh – người...

Exit mobile version