Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao chúng ta lại nói “a lô” khi nghe điện thoại?

Có bao giờ bạn thắc mắc: Tại sao chúng ta lại nói “a lô” khi nghe điện thoại? Từ này nghĩa là gì và có nguồn gốc từ đâu?

Có thuyết cho rằng “a lô” là một từ cổ xuất hiện trước khi điện thoại ra đời, được dùng như mệnh lệnh giữa các thủy thủ. Theo đó, “a lô” có nghĩa là “nghe này”. Khi cần, người thuỷ thủ sẽ nói to “a lô” vào loa phóng thanh để thu hút sự chú ý. Tuy nhiên thuyết này không có bằng chứng xác thực, khó có thể tin được.
Thực tế, câu chào đầu tiên qua điện thoại là “ahoy”, được sử dụng bởi Alexander Graham Bell, người phát minh ra loại máy này. “Ahoy” vốn bắt nguồn từ tiếng Hà Lan “hoy” nghĩa là một lời chào.

Sau này, Thomas Edison đề xuất dùng “hello” cho lời chào trong điện thoại, vì cho rằng đây là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý. Từ đó, rất nhiều quốc gia đã sử dụng “hello” khi nghe máy. Có người dựa vào những dữ kiện trên mà nói “a lô” là sự kết hợp giữa “ahoy” và “hé-lô” (hello). Đây là một lập luận rất khiên cưỡng vì chẳng ai lại đi ghép hai từ thuộc hai ngôn ngữ khác nhau (Hà Lan và Anh) lại cả.

Câu chuyện lẽ ra phải thế này: cũng như nhiều nước khác, người Pháp du nhập từ “hello” để chào trong điện thoại, phân biệt với “bonjour” là câu chào ngoài đời. Có điều theo phiên âm Pháp, âm “h” bị câm nên “hello” bị biến đổi thành “allô”. Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp trong thời Pháp thuộc, nên cũng dùng “a lô” từ đó.

(Theo reddit, readersdigest)

Mấy lần thất thủ Kinh Đô

Tròn hai hoa giáp xoay vòng, 120 năm chẵn, một trăm hai mươi năm không phải chỉ một lần mất Huế. Mỗi lần như thế, đều lưu lại một dấu...

Nhắc lại chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu

Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết...

Ký ức về con đường Hai Bà Trưng, Tân Định

Nhắc đến hai chữ Tân Định thì những ai sinh ra, lớn lên hoặc đã từng sống tại đây đều cảm thấy phấn chấn, sẵn sàng mở lòng trao đổi...

Câu nói của người đánh cá

Vua Văn Công(1) nước Tấn(2) đi săn ham đuổi một con thú mải theo quá chân, thành lạc vào trong cái chầm(3) lớn không biết lối ra. Vua gặp một...

Tiền nạp theo (hay treo) là gì?

Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất...

Thành Cổ Loa – Công trình quân sự quy mô của người Việt cổ

Với nguồn tư liệu khảo cổ học và cổ sử, có thể khẳng định, thành Cổ Loa được đắp vào thế kỷ III – II TCN dưới thời An Dương...

Vài ấn quyết thông thường trong hình tượng Phật giáo

Đóa hoa lòng kính dâng đấng Từ Thân Mùa Phật Đản muôn vạn lần như một. Trong nhiều thế kỷ, nghệ thuật Phật giáo không trình bày đức Phật qua...

Thầy hay Thầy Giáo có từ bao giờ

Đối với dân Nam kỳ lục tỉnh thời Pháp thuộc, cứ hễ dân công chức, có ăn có học thời người ta gọi là thầy Hai, người Hoa buôn bán...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng lịch sử nước Việt

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler –...

Về tín ngưỡng thờ Trời của cư dân Nam bộ

Thờ Trời là tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Đây là một dạng tín ngưỡng sơ khai của con người khi chưa giải thích được các hiện...

Báo Sáng Tạo 60 năm trước

1- Cầm trên tay tờ tạp chí đã cầm đã đọc 60 năm trước, trong tôi một ngày đầu năm dương lịch 2017, có lác đác vài giọt mưa thưa...

Phiêu bồng một Khúc Thụy Du

Đã mấy chục năm qua, bài hát đã thấm vào ký ức của bao thế hệ và mỗi người với góc nhìn, trải nghiệm riêng tư, lại có những lắng...

Exit mobile version