Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tên gọi “Hà Nội” bắt nguồn từ Trung Quốc

Đây là tên hiện tại của thủ đô nước ta, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc của nó.

Dễ dàng thấy được, Hà Nội có Hán tự là 河内, trong đó Hà (河) là sông và Nội (内) là “bên trong”. Chính vì lối viết Hán tự này mà nhiều học giả đã lập luận: Hà Nội là “thành phố nằm bên trong sông”, sở dĩ có tên gọi vậy vì căn cứ theo bản đồ Hồng Đức năm 1490, kinh thành thời bấy giờ được bao quanh bởi sông Hồng và sông Tô Lịch.

Đây là một lập luận hết sức sai lầm. Thứ nhất, tên Hà Nội là do vua Minh Mạng đặt ra năm 1831, không thể nào dùng địa hình thời Hồng Đức mà giải thích được. Thứ hai, Hà Nội ban đầu là tên của một tỉnh rộng lớn, trong đó bao gồm 4 phủ và 15 huyện, Thăng Long chỉ là một phần trong đó mà thôi. Sau này khi thực dân Pháp vào Việt Nam, có lẽ do phát âm Thăng Long không được nên đã đổi tên Hà Nội sang đặt cho kinh thành này, và đặt làm thủ phủ Đông Dương. Như vậy, mảnh đất Hà Nội xưa kéo dài ra đến tận sông Đáy, chứ không gói gọn trong sông Tô Lịch.

Tới đây, lại có người cho rằng, ừ thì không phải sông Tô Lịch mà là sông Đáy, tóm lại Hà Nội vẫn là thành phố nằm trong sông mà thôi! Nhưng dù thế nào đi nữa, việc bao quanh bởi 2 con sông mà gọi là “nằm trong sông” thì thực sự rất vô lý, và trước giờ các văn tự cả Tàu lẫn Việt chưa thấy ai dùng như thế bao giờ. Chữ “nội” đó giờ chỉ có hai cách dùng:

1. Chỉ phần nằm trọn bên trong một thứ gì. Nếu xét nghĩa này, thủ đô phải ở giữa lòng một con sông, hay chìm nghỉm dưới đáy sông thì mới có thể gọi là Hà Nội.

2. Khi một vùng bị chia làm đôi, phần chính hơn được coi là “nội”, phần khác là “ngoại”. Như Trung Hoa có Nội Mông, Ngoại Mông, xứ Thanh Hoá xưa có Thanh Nội và Thanh Ngoại, hay làng Vĩnh An có hai vùng: vùng đông dân cư là Vĩnh An nội và vùng thưa thớt người sinh sống là Vĩnh An ngoại.

Cứ cho là vua Minh Mạng muốn sáng tạo ra một cách dùng mới thì ít nhất phải có tài liệu ghi nguyên văn của ông, ví dụ như: “Trẫm thấy vùng đất này nằm giữa sông Hồng và sông Đáy nên gọi là Hà Nội”, nhưng chúng ta không thấy bất cứ lời nào như vậy, dù các văn tự thời Nguyễn còn được lưu giữ rất nhiều cho đến nay. Ở đây, chúng tôi thiên về cách hiểu thứ hai của chữ “nội”, và có Hà Nội chắc chắn có Hà Ngoại. Đây là cách gọi của Trung Hoa, lấy sông Hoàng Hà làm mốc, từ Hoàng Hà trở về Bắc là địa bàn tập trung của người Hán, cũng là vùng đất mà người Tàu vẫn tự đắc là cái nôi của văn minh phương đông, là phần chính hơn, nên gọi Hà Nội.

Còn từ Hoàng Hà về Nam, có cả Việt Nam, bị Tàu coi là mọi rợ, nên đặt Hà Ngoại. Vua Minh Mạng vốn là một người khá thần phục Trung Hoa, điều này có thể thấy rõ trong lễ nhận sắc phong của nhà Thanh, ông cất công mang từ Huế một lượng lớn văn võ bá quan lên đến 6936 người, dù không được yêu cầu. Căn cứ vào điều này, rất có thể khi thấy người Trung Hoa gọi Hà Nội là địa bàn văn minh nước họ, ông cũng hí hửng mang tên này về Việt Nam để đặt cho vùng đất bao quanh thành Thăng Long. Ở Việt Nam có Hà Nội mà không có Hà Ngoại là vì vậy.

Ngoài Hà Nội, ở Việt Nam vẫn còn nhiều địa danh khác trùng với những địa danh bên Trung Quốc như Thái Nguyên, Sơn Đông, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Trường Sa, Thiên Thai… Những tên gọi này, có thể cũng do các vua quan chịu ảnh hưởng Trung Hoa như Minh Mạng đặt mà có.

(Tham khảo Culture Magazine và Rong chơi miền chữ nghĩa 1)

Giai thoại về Con ma nhà Họ Hứa

Báo chí từng đưa ra kiến giải, chú Hỏa bí mật đưa con gái mình đến ngôi nhà nghỉ của gia đình gần nghĩa trang gia tộc khu vực ngã...

Hợp tự là gì? Tại sao phải hợp tự?

Hợp tự có nghĩa là : rước các tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi. Theo phong...

Đi tù vì “nhạc vàng”

Năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi đi xuất khẩu lao động từ Cộng hòa Dân chủ Đức về.Trong hành trang của bà, có một túi vải to khá nặng,...

Lễ Gia Tiên không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới

Lễ Gia Tiên luôn là phần không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới. Lễ Gia Tiên được hiểu như sau: “gia” là gia đình, gia tộc...

9 cách xử trí thông minh với người thô lỗ

Trong cuộc sống phức tạp, có những lúc bạn sẽ đụng phải những người thô lỗ làm bạn chỉ muốn hét vào mặt họ cho hả. Nhưng cách đó có...

Nền giáo dục đóng gạch và những đứa trẻ không đổ vừa khuôn

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng trong một lớp học, hoặc trong một sân chơi. Những đứa trẻ không đổ vừa khuôn thường ngồi một mình một góc, chơi...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Ngô Văn Chiêu (1878 – 1932) Một Trong Những Vị Sáng Lập Đạo Cao Đài

Ngô Văn Chiêu là một trong những người thành lập đạo Cao Đài ở miền Nam, đạo hiệu là Ngô Minh Chiêu, sinh ngày 28 tháng Hai 1878 tại Bình...

Nguyễn Tấn Đời – Vua gạch ngói Nam kỳ

Một tài phiệt của Sài Gòn trước 1975 Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và...

Con-người Việt Nam

Học giả Trần trọng Kim cũng như nhà viết sử Phạm văn Sơn đều có nhận xét: Người Việt hình dáng nhỏ hơn người Tàu, rắn chắc chứ không béo,...

Việc xử phạt gian lận thi cử thời xưa

Các triều đại xưa kia thông qua khoa cử để tìm chọn nhân tài cho đất nước. Rất nhiều các bậc danh nhân hiền tài đều xuất thân từ các...

Gánh nước mướn, cái nghề chỉ mong có đủ hai bữa cơm cho qua ngày

Gánh nước mướn , không ai nghĩ làm nghề này để giàu có, mà chỉ mong có đủ hai bữa cơm cho qua ngày. Saigon 1964 Đa phần những người...

Nốt ruồi trên mặt phụ nữ

Cùng xem vị trí 62 nốt ruồi trên mặt nữ giới thể hiện tính cách, tài năng, sở đoản hay mang tới điềm cát hung gì trong cuộc đời nhé. Vị trí...

Exit mobile version