Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

“Thanh cát” là vải chứ không phải áo

Blog của DzungLam ngày 29-11-2011 có đăng bài “Song Viết – Tiếng ngọc lụa reo trong những cốt cách thanh cao” của Hà Hữu Nga, một bài đại luận dài trên 11.200 chữ, trong đó tác giả đã bàn về hai chữ (tạm đọc là) “song viết” mà, theo tôi được biết, ông An Chi rất quan tâm nên cũng có vài lần bàn đến. 

Bài đại luận của Hà Hữu Nga dài hơn 11.200 chữ nhưng ý kiến chính của ông liên quan đến hai chữ

[双曰] thì chỉ tập trung vào 1.840 chữ của phần III (Song Viết – một mạng kết nối các liên tưởng). Để biện luận, ông đã dựa vào sự ghi chép của Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” (LTHCLC):

“Nhưng đến cụ Phan Huy Chú thì mọi sự đã trở nên sáng tỏ: “[…] Cho quan văn từ khoa đạo, quan võ từ quận công, mặc thanh cát, đều dùng lá phủ đằng sau, người khác không được dùng lạm… Dụ – tông, năm Vĩnh – thịnh thứ 10 [1714] định hạn chế về mũ áo bằng vải thanh cát. Tục cũ nước ta dùng áo vải nhuộm màu xanh chàm rồi phủ màu nâu, lại cho thêm ít keo, lấy chày đập, đem phơi khô, gọi là áo thanh cát. Không cứ quan hay dân, sang hay hèn, đều thông dụng cả, chỉ lấy dài ngắn làm mức. Về sau phần nhiều quá mức, đến đây mới hạn định phải theo đúng thước tấc dài ngắn rộng hẹp, để phân biệt thứ bậc. Năm thứ 16, định phẩm phục các quan văn võ lớn nhỏ cùng nha lại binh lính đều mặc áo thanh cát, đội mũ chữ đinh, không có phân biệt sang hèn trên dưới. Đến đây chúa Trịnh [Cương] bàn với tham tụng là Nguyễn Công Kháng đổi định lại, để cho rõ ràng phẩm phục: áo của hoàng thân, thân vương, mùa xuân, mùa hạ dùng sa Trung Quốc, mùa thu mùa đông dùng đoạn Trung Quốc… Các quan văn võ và nội giám khi chấp sự hành lễ và trông coi việc công thì đều dùng áo thanh cát, mũ ô sa, quan văn võ khi hầu ở Nội các cũng thế” (Phan Huy Chú 1992: 12,13)”.

Hà Hữu Nga còn dẫn cả lời mô tả chiếc áo thanh cát của Phạm Đình Hổ trong “Vũ trung tùy bút” để củng cố cho lập luận của mình. Rồi trên cơ sở này, ông đã vận dụng những thao tác xử lý quan hệ ngữ âm của Nguyễn Tài Cẩn để kết nối “thanh cát” với “song viết” mà biến chiếc “áo Thanh Cát” thành quốc phục và còn khẳng định rằng nó chính là nguyên mẫu cho bộ triều phục của hoàng gia Malaysia nữa.

Nhưng cũng vì quá say sưa với những ý tưởng có cánh của mình nên ông không hề ngờ rằng “áo thanh cát” chẳng qua chỉ là một thứ áo may bằng một thứ vải gọi là “vải thanh cát” mà thôi. Chứ danh ngữ “áo thanh cát” không hề là tên của một kiểu áo, từ đó ông Hà Hữu Nga đã thiết kế ra cái “biến tấu” độc đáo là “chiếc quốc phục Xống Kép – Thanh Cát”. Nó không phải là tên của một kiểu áo, như các danh ngữ “áo bà ba”, “áo bà bầu”, “áo bành-tô”, “áo gió”, “áo ba-đờ-xuy”, “áo sơ-mi”, “áo xường xám”, v.v… “Thanh cát” chỉ đơn giản là tên một loại vải, y hệt như: “dạ”, “đa-cơ-rông” (dacron), “ga-bác-đin” (gabardine), “gấm”, “kaki”, “kate”, “li-nông” (linon), “nhung”, “pô-pơ-lin”, “voan”, “siu” (silk), v.v… Ngay ở đoạn văn trong LTHCLC mà chính ông Nga đã dẫn thì Phan Huy Chú cũng đã nói đến loại vải đó rồi: “Dụ-tông, năm Vĩnh-thịnh thứ 10 [1714] định hạn chế về mũ áo bằng vải thanh cát”. Công trình này còn nhiều chỗ nữa cũng nói đến mũ, áo bằng vải thanh cát:

– “Hầu phủ chúa thì dung mũ áo thanh cát với áo ngắn lót.

Cai đội, phó cai đội, chánh đội trưởng, phó đội trưởng đã dự trông coi binh lính mà chưa có chức tước, đứng hầu thì dùng mũ áo thanh cát, không có áo ngắn lót, có cầm gươm” (LTHCLC, Tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr.15).

– “Ở Trung thư sảnh thì các chức hoa văn học sinh, án lại, xá nhân, tướng thần lại, lệnh sử, thư tả, nội thư tả, ở các văn nha môn thì các chức đô lại, đề lại, điển lại, thông lại, khi chầu hầu làm việc thì dùng áo mũ thanh cát không lót” (Sđd, tr. 18).

– “Con vua con chúa từ chức tả hữu đô đốc có tước quận công trở lên, khi vào hầu dùng mũ thanh cát, áo thanh cát có lá phủ sau và không lót, còn mặc thường thì dùng các thứ gấm vóc có hoa màu. Con vua con chúa từ chức đô đốc đồng tri có tước quận công trở xuống, khi vào hầu dùng mũ thanh cát, áo thanh cát có lá phủ sau và có lót. Con cháu các quan văn võ, được phong ấm trở lên, vào hầu làm việc thì con cháu quan văn dùng mũ ô sa đơn, con cháu quan võ dùng mũ thanh cát, đều dùng áo thanh cát với áo ngắn lót” (Sđd, tr. 18).

Cứ như trên thì trong lịch sử của việc cắt may ở nước ta, đã từng có một thứ vải gọi là “vải thanh cát”, mà trong LTHCLC, bản gốc (chữ Hán), Phan Huy Chú đã gọi là “thanh cát bố” [青吉布]. Với ngữ đoạn đã dẫn trên đây, ta phải thấy, ngoài việc dùng để may áo, vải thanh cát cũng còn dùng để may cả mũ nữa. Nói tóm lại, hai tiếng “thanh cát” ở đây chỉ là tên của một loại vải, nghĩa là hai tiếng dùng để chỉ chất liệu, y hệt như “ô sa” trong “mũ ô sa”, “thao” trong “dây thao”, “là” (một thứ lụa) trong “bít tất bằng là”, mà ta cũng còn thấy trong LTHCLC. Nói thêm cho dễ hiểu, “áo thanh cát” là áo may bằng vải thanh cát, cũng như “áo pô-pơ-lin” là áo may bằng vải pô-pơ-lin, “quần kaki” là quần may bằng vải kaki, “khăn len” là khăn đan/dệt bằng sợi len, “mũ rơm” là mũ làm bằng rơm, v.v… Thế nhưng Hà Hữu Nga lại còn vận dụng những thao tác xử lý quan hệ ngữ âm của Nguyễn Tài Cẩn đê kết nối “thanh cát” với “song viết” rồi “xống kép” và cả “áo kép” nữa. Về chuyện này thì chúng tôi xin miễn bàn.

Với những gì đã nêu ở trên, ta dễ dàng thấy rằng, vị chuyên viên khảo cổ học thời đại đồ đá đã sai lầm nặng nề khi nhận tên của một loại vải thành tên của một kiểu áo, trên cơ sở đó đã tạo ra một biến tấu là “chiếc quốc phục Xống Kép – Thanh Cát” rồi còn hoàn toàn đi quá đà mà khẳng định rằng nó là nguyên mẫu cho chiếc lễ phục Songket/Sungkit của người Mã Lai và người Indonesia. Ông viết:

“[…] tại các xã hội truyền thống bộ Songket vẫn là bộ lễ phục, quốc phục, và vẫn được hoàng gia Malay dùng làm bộ Triều phục của họ (Summerfield A., John Summerfield, editors 1999; Uchino M. 2005; Rodgers S., Anne Summerfield, John Summerfield, 2007)”.

Ba nguồn mà ông đã nêu trong ngoặc đơn (1999, 2005, 2007), nghe ra thì có phần hoành tráng nhưng chúng tôi thì chỉ ước muốn ông Hà Hữu Nga dẫn ra một vài câu nói về “bộ Triều phục” mà ông đã đọc được trong ba nguồn đó. Còn chúng tôi thì chỉ biết rằng “songket” là một thứ vải dệt bằng chỉ đan xen với những sợi vàng hoặc sợi bạc, tạo thành một loại vải kim tuyến có thiết kế và mẫu mã tinh tế. Thứ vải này, tức songket, thường được dùng để may lễ phục hoặc y phục truyền thống của người Mã Lai và người Indonesia. Thế thôi. Ta không thể biết được ông Hà Hữu Nga lấy ở đâu ra “bộ triều phục Songket của hoàng gia Malaysia”. Tóm lại, kiến giải độc đáo của Hà Hữu Nga về hai chữ thường đọc là “song viết” đã hỏng ngay từ đầu với “chiếc quốc phục Thanh Cát” của ông.

Nhịp sống trên đường Catinat thời Pháp thuộc

Sinh hoạt của đường Catinat vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong...

Ảnh về Mỹ Tho những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ Tho là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của khu vực Nam Bộ. Cùng xem những hình...

Những hình ảnh cực hiếm về phụ nữ nông thôn Việt Nam 100 năm trước

Những bức ảnh chụp vào đầu thế kỷ 20 đã khắc họa được chân dung và đời sống sinh hoạt, trang phục, sắc đẹp của phụ nữ nông thôn Việt...

Những lần xâm lược nước Việt của giặc phương Bắc

Bên cạnh vô số cuộc xâm lấn quy mô nhỏ hoặc trung bình, đã có 14 lần các triều đại phương Bắc xua đại quân xâm lược toàn diện nước...

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và sự nghiệp Nam tiến

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, công cuộc mở đất về phương Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua đó, lãnh thổ được mở rộng, đất nước...

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa?

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa? [caption id="" align="alignnone" width="640"] Alexander Synaptic[/caption] Những người châu  u đầu tiên phát hiện ra đảo...

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Rượu đế trong dân gian Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa

Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả...

Chùa Linh Phong – ngôi chùa mang vẻ đẹp đậm chất Đà Lạt

Từ đỉnh đồi thông trong khuôn viên chùa Linh Phong, du khách có thể phóng tầm mắt để ngắm nhìn những khung cảnh thơ mộng của Đà Lạt từ trên...

Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ?

Không phải tác giả đặt câu hỏi để giải đáp, mà chính tác giả thắc mắc mong được giải đáp vì sao có sự bất công đó? Ngày xưa những...

Nhất Dương Chỉ, Nhị Thiên Đường…

Người miền Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến thập niên 1970 đều biết đến thương hiệu “Nhị Thiên Đường” của nhà thuốc cùng tên trên đường Triệu Quang...

Bộ ảnh miền Trung những năm 70

Những bức ảnh cho ta thấy một miền Trung với những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân trên dải đất đầy nắng và gió. Miền Trung thường được...

Exit mobile version